những giao dịch phức tạp với tất cả những người không quen biết. Theo
ông:
Chúng ta thường mang một khoản tiền lớn tới ngân hàng và trao nó cho
những người mà chúng ta chưa bao giờ gặp. Các nhà đầu tư cổ phiếu cũng
có thể gửi hàng triệu đô-la cho những người lạ ở những nước họ bao giờ
chưa đặt chân tới. Trật tự được sắp đặt cho phép chúng ta tin tưởng nhân
viên ngân hàng có trách nhiệm giữ tiền sẽ không đút nó vào túi riêng.
Tương tự, khi chúng ta sử dụng thẻ tín dụng để mua một đĩa CD mới hay
chiếc vợt tennis qua Internet từ một công ty được đặt ở một bang hay một
nước khác, chúng ta tin chúng ta sẽ có hàng hóa và họ tin họ sẽ nhận được
tiền.
Trong trường hợp này, có thể, Shakespeare sẽ khuyên chúng ta nên quên
tất cả các vị luật sư, nhưng Shakespeare chỉ là một nhà soạn kịch, chứ
không phải là một nhà kinh tế. Tất cả chúng ta đều than phiền về các luật
sư. Chỉ đến khi bị đổ tiếng xấu, chúng ta mới chạy ra ngoài và thuê người
giỏi nhất mà chúng ta có thể tìm thấy. Chính phủ thực thi các nguyên tắc
hiệu quả và công bằng. Điều này có luôn đúng không? Không. Tôi không
có ý định ca ngợi hệ thống luật pháp của Mỹ, nhưng hãy để tôi đưa ra một
ví dụ ngược lại từ Ấn Độ. Abdul Waheed nộp đơn kiện người hàng xóm,
một tay buôn sữa có tên là Mohammed Nanhe. Tay này đã lắp ống dẫn
nước sát với nhà Waheed, do đó, nước có thể tràn sang sân trước nhà
Waheed mỗi khi đầy. Waheed không thích nước đổ sang bởi vì ông muốn
ngôi nhà của mình có thêm khoảng không và sợ rằng những ống dẫn nước
kia có thể bị rò rỉ. Vì thế, Waheed quyết định kiện. Tháng 6/2000, vụ việc
đã được một tòa án ở Moradabad, một thành phố gần New Delhi, đứng ra
giải quyết.
Theo một tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp dân sự, vụ việc đã xảy ra
cách đây 35 năm; cả Waheed và Nanhe đều đã chết. Như vậy, nếu không có
một vụ kiện cáo nào mới, Ấn Độ sẽ mất 324 năm để làm sáng tỏ tất cả các