thấy lạ miệng, ấn tượng khó quên. Lường phảnh còn là một liều thuốc bổ
thận, giảm đau lưng, giải nhiệt vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Bánh in bột đậu (bánh đậu xanh)
Bột đậu xanh, đường, một vài loại bột thơm và dầu thực vật xay nhuyễn
ép trong khuôn gỗ tròn hoặc vuông rồi sấy trên lò than để chúng chín thơm,
săn, giòn. Loại bánh mặn thì có thêm nhân thịt. Khách đã đến Hội An, nhất
là những người gốc địa phương đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc
nước ngoài thường mua về làm quà cho người thân, bạn bè vì để được
lâu, mang đi xa hàng tháng không hư.
Xôi cua
Thịt ba chỉ xắt nhỏ hạt lựu, thịt cua gạch ướp gia vị. Đậu xanh tróc vỏ nấu
vừa chín thì cho nếp đã ngâm vuốt từ trước vào. Nước vừa sôi thì gạn kiệt
rồi cho thịt cua đã xào vào, trộn đều, hạ nhỏ lửa. Xôi cua chỉ gánh bán rong
vào buổi sáng. Nồi xôi mở ra thơm nức cả phố. Khi ăn, rưới thêm chút xì
dầu, thêm ít tương ớt Triều Phát vị thơm ngon nhớ đời.
Bánh tráng đập dập
Đây là loại bánh tráng mỏng, nướng và bánh tráng ướt đập dập vào nhau.
Loại bánh này được ưa thích vì là một món ăn cổ truyền rất rẻ và hương vị
hết sức đặc biệt. Nói đến bánh tráng đập dập không thể không liên tưởng
đến cái tên quán Ba Nàng Tiên ở cồn Cẩm Nam. Ở đây có ba bà già cặm cụi
bếp núc, dọn bàn đón khách trong một cái quán nghèo xiêu vẹo, vậy mà có
sức thu hút lạ thường. Nay thì đã có nhiều quán nữa xuất hiện và quán xá
cũng được tu sửa, không còn không khí “bờ bụi” như xưa.
Mắm dảnh
Mắm dảnh làm bằng thịt cá dảnh, một loại cá nước lợ thân dẹp, sống
nhiều ở các vịnh nước vùng cửa sông Hội An như cá thờn bơn, cá lưỡi trâu...
hiếm và quí. Mắm có màu trắng ngà sền sệt, ăn béo và thơm. Làng Câu ở
Cẩm An có nghề làm mắm này... Loại mắm này được chế biến với kỹ thuật
riêng, ngày trước từng được thượng kinh để cung tiến cho hoàng gia. Đại
Nam Nhất Thống Chí quyển 7 ghi: “Cá vảnh (dảnh): vịnh ngư, sản ở vùng
Trà Sơn, sắc trắng, làm mắm rất ngon, có lệ thượng tiến”. Ngoài cá, cư dân