vật và gia vị. Hoành thánh nước còn gọi là sự phối hợp với nước lèo được
hầm từ xương heo đã chọn lọc kỹ. Có nhiều loại như hoành thánh chiên,
hoành thánh mì hay súp hoành thánh.
Bún xào Phúc Kiến
Đây là món ăn đặc trưng của người Hội An gốc Hoa Phước Kiến. Nguyên
liệu để làm món bún xào này gồm nhiều loại. Ngoài bột gạo là chủ lực còn
có thịt cua, gạch cua, tôm khô, dầu thực vật và một số loại gia vị khác. Bún
xào Phước Kiến béo, dai, vị ngọt, mùi thơm, không ướt, có thể ăn kèm với
cơm, thịt, canh đều ngon khó quên.
Bánh bao bánh vạc
Món bánh bao này được đa số khách du lịch ưa thích không chỉ vì vị ngon
của nó mà còn vì hình thức nó rất đẹp. Nhiều người còn gọi bánh vạc là
“hoa hồng trắng” vì bánh khá giống một cái hoa. Bánh được làm từ bột gạo
với nhân chả tôm quết nhuyễn. Bánh vạc lớn hơn bánh bao, vỏ bọc ngoài là
bột mỏng, trong là nhân làm bằng thịt, tôm giã nhuyễn cùng gia vị. Hiện
nay, Hội An chỉ còn một gia đình làm được loại bánh này cung cấp cho các
nhà hàng. Vì vậy, nếu ăn tại lò, chủ quán thường chỉ bán cho bạn một số
lượng có hạn.
Bánh susê
Được làm từ bột nếp, đậu xanh, dừa... gói lá chuối rồi hấp chín. Trong
mâm lễ cưới hỏi thường có bánh này vì tên gọi chệch là phu thê (vợ chồng).
Chuyện kể rằng một lái buôn nọ xa nhà, để giữ chân chồng, người vợ làm
bánh trong lễ tiễn, thề với chồng rằng cho dù xa nhau lòng nàng vẫn mãi
thấm thía đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên là bánh “phu thê” tức
bánh vợ chồng. Chẳng ngờ đến nơi mới thấy nhiều cô gái đẹp, người chồng
say sưa không muốn về. Ở nhà vợ dò hỏi biết được căn nguyên liền làm
bánh gửi đến cho chồng kèm theo tấm thiếp: “Từ ngày chàng bước xuống
ghe/ Sóng bao nhiêu đợt, bánh phu thê rầu bấy nhiêu”. Nhận được bánh và
thơ, người chồng hối hận trở về không dám thay lòng đổi dạ. Từ đó, bánh
mang lời nhắc thủy chung nên trong đám cưới thế nào cũng phải có loại