Hội An và ngược lại từ Hội An, đưa nông lâm sản từ vùng núi Quảng Nam
ra Đà Nẵng.
Đường sắt Đà Nẵng - Hội An: Tuyến đường sắt do người Pháp xây dựng nối
Đà Nẵng - Hội An (1905)
Trong cuốn Việt sử xứ Đàng Trong - Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt
Nam của Phan Khoang nhận xét: “Nguyên nhân cho một Hội An phồn thịnh
trong lịch sử đó là chính sách của các Chúa Nguyễn ở Nam Hà, đi đôi với
việc khai khẩn đất đai phương Nam, đã đồng thời mở cửa tiếp xúc với các
nước khác, Á cũng như Âu, giao thiệp buôn bán với họ để thu dụng những
tài năng, phẩm vật và những gì mới lạ về khoa học, kỹ thuật”.
Vì thế, từ thời Chúa Hy Tông trở về sau, Chúa nào cũng đặc biệt khuyến
khích người Tàu, người Nhật, người Châu Âu đến buôn bán ở xứ mình. Các
Chúa Nguyễn đích thân viết thư mời thương nhân ngoại quốc đến giao
thương với Đại Việt. Năm 1636, người Hà Lan mở thương điếm đầu tiên tại
Hội An, do Abraham Duijecker phụ trách. Đến năm 1695, Công ty Anh đã
cử Thomas Bowyear đáp tàu buôn Delphin đến Hội An để tiến hành việc lập
tại đây một thương điếm.
Riêng đối với người Châu Âu, các Chúa Nguyễn cố tâm giữ một khoảng
cách nhất định bằng cách chỉ cho phép đặt thương điếm hay văn phòng đại