ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 14

Phân tích thông tin trên các giấy phép (Shuinjo), thời Châu Ấn thuyền của

Mạc phủ Tokugawa (Nhật Bản), Giáo sư Iwao Seiichi cho biết: Chỉ trong
khoảng thời gian từ năm 1604 đến 1634, Hội An đã đón 86 trong số 130 lần
thuyền buôn Nhật đến Việt Nam, lớn nhất trong số các nước trên thế giới,
được Nhật Hoàng cấp phép thương nhân đi đến buôn bán.

Đường Nguyễn Thị Minh Khai, nghi là phố người Nhật trước đây

Thế nhưng, để Hội An trở thành thương cảng giàu có bậc nhất Xứ Đàng

Trong, phải nói đến tiềm lực và sự sung mãn của vật phẩm, hàng hóa đất
Quảng Nam. Chính sách mở cửa cùng với sự dồi dào của sản vật địa phương
là hai nguyên nhân đưa Hội An vượt xa Phố Hiến ở Đàng Ngoài. Thời kỳ
này, Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn có một đoạn ghi:
“Thuyền từ Sơn Nam (Đàng Ngoài) về chỉ mua được một thứ củ nâu; thuyền
từ Thuận Hóa (Phú Xuân) về thì cũng chỉ có một thứ là hồ tiêu. Còn từ
Quảng Nam (tức Hội An) thì hàng hóa không thứ gì không có”.

Trong suốt những năm là một thương cảng cực thịnh của xứ Đàng Trong,

Hội An được ghi chép trong các tài liệu trong nước, nước ngoài bằng nhiều
tên. Phổ biến nhất là Hội An, Faifo, Haifo, Hoài Phố, Ketchem, Cotam...
Chính nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, kết hợp với nhiều yếu tố khác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.