ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 16

Tuy vậy trong phim Thời gian vĩnh cửu (1996) - do Đài truyền hình CV21

của Nhật và Đài Truyền hình Việt Nam - VTV phối hợp thực hiện ở đoạn
Hai người đàn bà Hội An ở Nhật Bản, họ cho biết Sotaro, âm là Mộc Thôn
Tông Thái Lang. Dòng họ này rất giàu có và đã sang ở Hội An rất sớm.
Bằng cớ còn lưu lại là một bức thư ngắn bằng chữ Nôm gởi cho Chúa.
Nguyễn Mộc Thôn là chủ một chiếc tàu riêng. Ông cư trú tại đây làm ăn và
gây nhiều cảm tình mật thiết với Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông được
Chúa Nguyễn tin cậy, giao cho nhiều trọng trách ở Hội An. Vào năm 1619,
Chúa Nguyễn lập cho ông một tờ thư xác nhận ông đã tự nguyện ở dưới gối
(tức là làm chức quan trung thành với Chúa). Sau đó Chúa cho ông lấy họ
Nguyễn tên Đại Lương, cự danh Hiển Hùng. Chúa cũng mưu sự giao thương
lâu dài, tốt đẹp với Nhật Bản nên gả con gái là Ngọc Khoa cho ông.

Đám rước Quận chúa Anio: Trích đoạn từ bức tranh cuộn Kiyo Suwa

Myojin saishiju (1.003cm x 36,1cm), thế kỷ XIX, miêu tả lễ hội Suwa Myojin

ở Nagasaki tôn vinh Quận chúa Anio, vợ của thương nhân Araki Sotaro (tức

Quận chúa Ngọc Khoa, con gái Chúa Nguyễn Phúc Nguyên - Sãi vương).

Người ngồi trong xe kiệu là Quận chúa Anio.

Ngoài ra, trên Đặc san Quảng Đà năm Mậu Dần 1998 do nhà xuất bản

Sông Thu ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ xuất bản tháng 6.1998, trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.