Tất cả những vấn đề trên, vì một lý do nào đó không được chép trong
chính sử, nhưng cũng cho thấy một sự thật: Để khuếch trương sự buôn bán
với người nước ngoài, đặc biệt với người Nhật ở Hội An, trong thời kỳ này
đã có một cô gái trong hoàng tộc nhà Nguyễn được gả cho một thương gia
Nhật và gửi thân phận mình ở đất nước mặt trời mọc.
- Bà có tên Nhật là Okakutome, tên thân mật là Anio.
- Bà theo chồng về Nhật năm 1620, định cư ở Nagasaki.
- Bà mất năm 1645, và thật hi hữu, bà chết cùng ngày cùng tháng với
chồng.
- Bia mộ chung của hai ông bà được chôn ở chùa Đại Âm Tự (Daionji),
Nagasaki.
- Hai người có một con gái tên là Yasu (Gia Tu).
- Viện Bảo tàng Nghệ thuật Nagasaki còn lưu trữ chiếc gương soi của bà.
- Hằng năm từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10, trong lễ hội Okunchi ở
Nagasaki có một màn đám rước do hai em bé đóng vai Sotaro và Wakaku
đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn (Okunchi là một lễ lớn, là niềm tự hào
của Nagasaki).
Từ những vấn đề trong lịch sử như vậy, nên điều không hề ngẫu nhiên khi
các tổ chức Nhật Bản như Jica, Đại học Chiêu Hòa, Trung tâm Phát triển
nguồn nhân lực (VJCC) hết sức quan tâm và hỗ trợ rất nhiều nhân tài vật lực
cho Hội An, qua các hoạt động giao lưu văn hóa, hỗ trợ trùng tu cho đến hợp
tác nghiên cứu, phát triển kinh tế - văn hóa...