ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 15

nên may mắn Hội An đã tránh được sự biến dạng của quá trình đô thị hóa
mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỷ XX đến nay.

Quận chúa Anio - Một thân phận bí ẩn
Liên quan đến mối bang giao kinh tế tại Hội An với người Nhật trong thời

kỳ này, có một chi tiết thú vị về một quận chúa, (được cho) là con Chúa Sãi
Nguyễn Phúc Nguyên, gả cho một thương gia Nhật, mà đến nay tung tích bà
vẫn còn chưa rõ ràng trong lịch sử.

Hầu hết các tài liệu lịch sử khi đề cập đến bốn người con gái của Chúa

Sãi, thì có hai cô không được đề cập rõ ràng thân phận. Đó là Công nữ Ngọc
Vạn và Ngọc Khoa, thường chỉ ghi là khuyết truyện.

Tập san BAVH (Những người bạn Cố đô Huế - 1914) ghi như sau:
1. Ngọc Liên: (mẹ là hoàng hậu), vợ của Nguyễn Phúc Vinh, con trưởng

của Mạc Cảnh Huống, phó tướng, trấn thủ Trấn Biên, về sau đổi là Nguyễn
Hữu Vinh.

2. Ngọc Vạn: (mẹ là hoàng hậu)- Không để lại dấu tích.
3. Ngọc Khoa:(mẹ là hoàng hậu)- Không để lại dấu tích.
4. Ngọc Đỉnh: (không rõ mẹ là ai), lấy Nguyễn Cửu Kiều, Nghĩa Quận

công, con của Lê Quảng, tước Quận công. Bà mất năm Giáp Tý (1684).

Năm 1995, khi cuốn Nguyễn Phúc tộc thế phả được xuất bản tại Huế thì

tiểu sử hai Công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa mới được công bố rõ ràng:

- Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (con gái thứ hai của Sãi vương): Năm Canh

Thân (1620) bà được Đức Hy Tông (Sãi vương) gả cho vua Chân Lạp là
Chey Chetta II. Về sau nể tình bà, vua Chân Lạp cho người Việt lập một
dinh điền tại Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay).

- Nguyễn Phúc Ngọc Khoa (con gái thứ ba của Sãi vương). Năm Tân Mùi

(1631) bà được Đức Hy Tông gả cho vua Chiêm Thành là Pô Rô Mê. Nhờ
có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo giữa hai nước Việt - Chiêm được tốt
đẹp.

Sách Dân tộc Chàm lược sử cũng có ghi chép về cuộc hôn phối Việt

Chiêm này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.