KIẾN TRÚC
M
ột trong những yếu tố làm nên giá trị của di sản văn hóa thế giới Hội
An là quần thể kiến trúc đa dạng mang dấu ấn của những dân tộc Chăm,
Việt, Hoa, Nhật... từng và đang sinh sống trên mảnh đất này. Thống kê đến
đến nay, Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Những di tích này được phân
loại thành 11 loại hình gồm 1.068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc,
19 chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 1 cầu, 5 hội quán, 44 ngôi mộ cổ loại
đặc biệt. Trong số này hơn 3/4 nằm trong khu vực đô thị cổ.
Phần lớn các nhà cổ, hội quán, đình chùa, cấu trúc, bài trí không gian nội
thất... tuy qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng hầu hết giữ được nguyên vẹn
kiểu cách kiến trúc của những năm thế kỷ XVI-XVII, thời thương cảng phát
triển phồn thịnh. Điều quan trọng đại diện cho các chi tiết kỹ thuật kiến trúc
cổ của các dân tộc phương Đông trong các nhà cổ Hội An là các bộ sườn
nhà được cấu thành bởi sự liên kết các vì kèo làm cơ sở chịu lực. Có thể chia
làm ba loại vì kèo cơ bản tại Hội An gồm: Vì chồng giường, có mặt hầu hết
ở tất cả các hội quán, nhà thờ tộc và nhà cổ của người Hoa đang sống tại Hội
An; Vì liên kết kẻ chuyền, đặc trưng cho kiến trúc người Việt cổ. Những
ngôi nhà tiêu biểu cho loại kết cấu này là nhà thờ tộc Nguyễn ở Cẩm Hà, tộc
Thái ở phường Minh An... Vì liên kết bằng kèo thường thấy sử dụng trong
kiến trúc dân cư Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam.