thoại ấy, nhưng ai cũng thích đi vòng xa hơn là phải đi qua khu vực có lời
nguyền.
Santos men theo bờ đầm, trên một chất đất bùn đen quánh vàng ấm
dưới những bước chân ngựa, nhưng không lầy sụt nguy hiểm. Xung quanh
cái đầm lầy “sát sinh” toàn là cỏ non. Nhưng trên sự tươi mát của màu xanh
ưa nhìn ấy, vẫn có cái gì ảm đạm bao trùm cả khu vực. Và đáng lẽ là con
diệc xanh của truyền thuyết thì lại là con diệc lẻ loi đậu trên một chòm cây
bô-ra
cất tiếng kêu thê thảm.
Santos vừa đi vừa trầm ngâm suy nghĩ về ý đồ dẫn anh đến nơi này.
Khi anh trông thấy có một vật gì đó chuyển động, anh vội ngoảnh đầu lại.
Đó là một con bé đầu bù tóc rối, mặc quần áo rách tả tơi, đang đội một bó
củi trên đầu, và đáng tìm cách ẩn mình sau một khóm cọ.
— Cô bé! – Anh ghìm ngựa, và lên tiếng gọi – Nhà Lorenzo Barquero
ở chỗ nào nhỉ?
— Thế ông không biết à? – Con bé quê mùa trả lời, sau khi thốt ra tiếng
càu nhàu bực tức.
— Tôi không biết. Vì thế tôi mới hỏi cô.
— Goa!
Thế túp nhà núp náu ở kia là của ai?
Một túp nhà tồi tàn, mái hình chóp lợp lá cọ, bốn bức vách trát bùn rơm
không xoa nhẵn, cửa ra vào không có cánh, rất nhiều cột chống đỡ cái mái
nhà đen ngòm và gần như sụp xuống. Một chiếc võng cáu bẩn buộc vào hai
cái cột. Đấy là nhà của “Bóng ma trại Barquereña” như ở đây người ta
thường gọi Lorenzo.
Thuở nhỏ, đã có một lần gặp hắn, Santos giữ một kỷ niệm mơ hồ.
Nhưng bây giờ dù đã biết rõ là hắn ở đây, anh cũng không thể nào nhận ra
con người đang nằm trong võng, ngồi dậy khi thấy anh đến, lại là hắn.
Người gầy đét và tái nhợt, một sự lụn bại về thể chất, hắn có mái tóc
xám và hình hài của một lão già, mặc dù hắn chỉ mới trên bốn chục tuổi. Hai
bàn tay dài ngoẵng trơ xương luôn luôn run rẩy, trong đáy đôi mắt xanh đen