binh pháp lên chúa Trịnh Doanh. Chúa đọc, biết được tài năng của ông, ban
cho ông thống lĩnh kỳ binh, mang quân dẹp loạn.
Sau khi dẹp loạn quân Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Ngũ Phúc còn dẹp yên
quân cướp bóc, dẫn quân dẹp loạn các phiến quân khác. Từ đó, chúa Trịnh
Doanh càng thêm phần tin tưởng, phong làm Việp quận công, trở thành vị
tướng quan trọng nhất triều đình.
Việp quận công tuy giữ chức lớn nhưng thái độ ôn hòa, không vì được
chúa yêu mến mà kiêu ngạo, vẫn đối xử tốt với các quan lại khác và người
dân trong thành. Vì vậy ông rất được yêu mến, tôn kính và cũng bị không ít
đố kỵ. Ông vẫn còn giữ chức cho đến khi chúa Trịnh Sâm lên ngôi. Sau vì
nhiều lời gièm pha, ông cáo lão về quê, được phong làm Quốc lão.
Mấy năm trước, anh em nhà Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa, nhà chúa
Nguyễn ở Đàng Trong lục đục, chúa Trịnh quyết định mang quân tiêu diệt
họ Nguyễn. Chúa Trịnh Sâm gọi Hoàng Ngũ Phúc, lúc đó đã 62 tuổi ra cầm
quân, gọi là Bình nam thượng tướng quân. Ông mang theo các con trai nuôi
và tướng quân khác ra trận.
Chỉ mới hai năm trước thôi, năm Ất Mùi, Cảnh Hưng thứ 36 (tức năm
1775), Việp quận công cùng các tướng tá của mình đã chiếm được Phú
Xuân, đẩy lùi họ Nguyễn về phía Nam, phá trận của quân Tây Sơn khiến
Nguyễn Nhạc phải quy phục.
Thừa thắng xông lên, Việp quận công tiếp tục đánh đuổi quân Nguyễn.
Nhưng cuối năm Ất Mùi, quân Trịnh gặp bệnh dịch. Việp quận công lúc
này đã 63 tuổi, tuổi già, sức yếu. Tháng giêng năm ngoái, ông qua đời trên
đường quay trở lại Thăng Long, thọ 64 tuổi.
Quả thật là lịch sử hùng tráng của một đời người. Tuy rằng ông mang
quân đánh dẹp cuộc khởi nghĩa nông dân, nhưng nếu nhìn ở khía cạnh khác,