Tôi nãy giờ ngồi ở bàn bên nghe không sót một chữ. Nguyễn Du? Có
khi nào trùng tên không?
Cậu bé thấy sắc mặt mẹ mình tốt hơn, có thể nói được nhiều chuyện với
quận chúa, liền không đứng chầu bên cạnh nữa. Tôi canh lúc cậu bé đến
bàn khác ngồi, tôi cũng đi đến, ngồi xuống bên cạnh. Cậu bé nhìn thấy tôi,
hờ hững cắn một miếng bánh đậu xanh. Tôi hỏi:
- Này, cậu tên Nguyễn Du?
- Phải. – Câu trả lời rất ngắn gọn.
- Làm sao tôi biết cậu đúng là Nguyễn Du? – Tôi lại hỏi một câu hỏi
nhức đầu. Hỏi xong tôi tự thấy mình thật ngu ngốc.
Cậu bé nhìn qua tôi, sau đó nói rành mạch:
- Tên chữ của tôi là Tố Như.
Tên chữ Tố Như. A, không phải đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn
hóa thế giới Nguyễn Du có tên chữ là Tố Như sao? Không thể nào. Cậu bé
gầy có khuôn mặt sáng sủa đang ngồi trước mặt tôi đây chính là một bậc vĩ
nhân sau này. Là người mà tôi đã từng phải học thuộc tiểu sử, học thuộc cả
mấy khổ thơ trong "Truyện Kiều". Nói đến "Truyện Kiều", tôi đã từng đọc
không sót một chữ nào, trong phòng của tôi trước đây có đến hai cuốn của
hai nhà xuất bản khác nhau.
Nguyễn Du nổi tiếng tài hoa sau này hiện giờ là một cậu bé mười hai
tuổi và đang ngồi trước mặt tôi đây. Tôi thực sự không dám tin vào tai
mình, vào mắt mình. Tôi đưa tay bẹo một bên má của cậu. Mắt tôi sáng hơn
sao, miệng cười toe toét. Tôi thực sự gặp Nguyễn Du rồi.
Cậu bé bất ngờ bị tôi bẹo má, sắc mặt liền biến đổi. Rất nhanh, cậu đưa
tay gạt cái tay của tôi ra. Hỏi: