gì. Thi liền mấy khoa, Ái Đào không kiếm được một chiếc áo màu lam.
Mỗi khi Ái Đào đi thi, những người trong thôn Cửu Gia đều đến đền
ThổCốc, miếu thờ Thành hoàng, đền thờ Văn Xương Đế Quân khấn vái,
mong cho Ái Đào thi trượt. Sau khi yết bảng không thấy người mang giấy
báo về thôn, mọi người lúc ấy rất vui mừng, tự nguyện góp ít tiền mua lợn
về bái tạ thần linh.
Ngô Ái Đào thi trượt, mất hết cả nhuệ khí, song hằng năm vẫn đi thi theo
bổn phận của người học trò, cũng như gió xuân theo mùa mà thôi. Mãi tới
ngoài năm mươi tuổi mới được cử làm cống sinh. Khi Ái Đào tựu trường,
trong phủ cũng có cờ biển tiễn đưa, khiến trường học trở nên rất náo nhiệt.
Ngô Ái Đào thì lên mặt, còn người trong thôn thì chẳng ai vui mừng, chỉ lo
Ái Đào tới quấy nhiễu. Ngô Ái Đào tỏ ra công bằng, chia toàn bộ kẻ giàu
người nghèo trong toàn thôn thành ba loại thượng, trung, hạ, ghi vào sổ
sách, báo hết danh thiếp, rồi cho người nói rằng: "Một là ta may mắn được
cử làm cống sinh, được tôn làm người chức sắc trong thôn. Hai là lên kinh
đô thiếu tiền chi tiêu, mỗi nhà phải cho ta vay ít tiền, đợi khi làm quan ta sẽ
trả lãi. Nếu ai không bằng lòng thi ta ghi vào sổ là không cho mượn".
Những người thôn quê thường sợ rắc rối, chỉ muốn yên thân nên chẳng ai
dám chống lại. Kẻ giàu người nghèo đều phải dâng hiến, tất cả số bạc ấy
đều phải cân lại, nếu chất lượng bạc xấu đều phải bổ sung cho bằng đủ.
Đầu tiên Ngô Ái Đào cướp không những người trong thôn một khoản tiền
lớn, dương dương đắc ý đem theo người hầu vào kinh thi Đình. Ngô ái Đào
rà xét lại tỉ mỉ những người làm quan, phàm là những người Quan Trung
làm quan tại kinh đô, bất luận là chức tước to hay nhỏ, Ái Đào đều viết một
tờ thiếp, với danh nghĩa là học trò thân quyến đến bái yết xin được họ chú ý
và hy vọng trong kỳ thi đình được xếp thứ hạng cao. Song xưa nay lòng
người khác nhau, người thì ghét chạy chọt, lại có người thích xu phụ. Ngô
Ái Đào theo lối quảng canh, nhất định Ái Đào được những người thân thiết,
thích danh dự nhận là học trò, và được họ nâng đỡ. Quả nhiên thi Đình, Ái
Đào được xếp thứ hạng cao và được bổ nhiệm làm Nho học Huấn đạo.