việc này, ngay cả tiền lương cũng không chịu cấp phát. Ái Đào nghĩ rằng
những thuyền qua lại tại các bến sông khi qua trạm thuế này nhất định sẽ có
thuyền còn sót lại chưa đóng thuế. Thế rồi Ái Đào cho người đón đường
các bến đò, cầu cống buộc phải đi qua trạm thuế.
Vào một buổi sáng vừa mở cửa trạm, thấy có mấy thuyền chở lợn con, đi
theo sau là mấy thuyền chở hàng, Ngô ái Đào quát:
- Đây là thuyền lậu thuế, phải bắt lại.
- Thuyền bán lợn con, xưa nay không phải đóng thuế. - Khách buôn nói.
- Nói láo! - Ngô Ái Đào nói. - Nếu đều không nộp thuế thì thuế nhà nước
làm sao có được.
Người buôn lợn cứ năn nỉ rằng:
- Hàng này lệ cũ đều được miễn trừ, trước cửa nha môn đã dựng bia ghi
như thế, xin ngài kiểm tra lại thì sẽ rõ.
- Bây giờ có lệ mới, - Ngô Ái Đào nói, - không cho phép. Xem lại bia cũ
làm gì?
Rồi bảo, cứ mười con lợn phải nộp vào nha môn một con. Nếu kẻ nào
bướng thì phạt gấp đôi. Không sao được, người buôn lợn đành ngậm đắng
nuốt cay nộp thuế mất một phần mười số lợn. Vừa cho thuyền lợn con đi,
thì đằng sau lại có một thuyền nhỏ đi tới. Ngô Ái Đào bảo người coi cống
xem là thuyền gì, người ấy xem xong bẩm rằng đó là thuyền chở dân địa
phương. Trong thuyền chỉ có hai phụ nữ và mấy hộp lễ vật, ngoài ra không
có hàng hóa gì khác. Ngô Ái Đào nói:
- Đàn bà cũng giống hàng hóa, tại sao không nộp thuế, lẽ nào người không
bằng súc vật ư? Vả lại khắp noi bọn buôn người rất đông, ta không thể xem
xét tỉ mỉ được. Từ nay người đi trên thuyền, bất kể là nam hay nữ, mỗi
người phải nộp năm phân. Người mười lăm tuổi trở xuống cho tới các đứa
ở, chỉ phải nộp ba phân. Những người nhà quê gần đây nếu như chở thóc
gạo, đậu, lúa mạch, bất luận là đi trả tô hay nộp thuế, đều phải nộp. Ngoài
ra buôn gà vịt, cá tươi, hoa quả, rau và các loại cỏ củi rừng đều phải nộp
thuế một phần mười. Những người gánh, đội, buôn các loại thúc ăn gia súc,
đi lại trong chợ đều phải nộp như thế. Những người đi qua có hành lý, trừ
những vật giấu trong người không khai báo, nếu khám ra sẽ nhập vào nha