người hạ và nha dịch điểm tâm. Ngay cả những thuyền đánh cá đi qua,
cũng phải nộp một phần mười tôm, cá, cua, lươn để nhắm rượu. Chỉ có
những người ăn mày xin được ít cơm thừa canh cặn là không phải nộp để
chi dùng. Quả thật thượng vàng hạ cám tất cả đều thu bằng hết, không sót
một ai. Những thương nhân bên ngoài, hai đường thủy bộ, coi như không
để sót một nguồn lợi nào. Đến lúc Ngô Ái Đào tính đến các hiệu buôn và
những thư lại trong nha môn. Họ đã nhiều năm chiếm cứ ở đây và làm rất
nhiều việc. Ái Đào cho rằng những việc ấy đã xâm hại đến thuế khóa nhà
nước, phải thu lại một ít để sử dụng. Thoạt đầu Ái Đào soi mói những sai
sót của thư lại, dùng trượng gậy đánh, rồi tống giam hoặc kìm kẹp. Những
người này hằng ngày quen ăn ngon mặc đẹp, da thịt mỡ màng làm sao chịu
được khổ sở. Họ hiểu rằng bản quan làm thế chỉ vì tiền, bèn mang ngay
vàng bạc đến thế mạng. Nếu chưa thỏa mãn, quan vẫn không tha. Ngay
những nhân viên thu thuế trong nha môn chỉ để kiếm cơm ăn áo mặc còn
không thoát được, thì những cư dân lân cận, tại bản ti, chẳng có chút liên
quan gì thì họ thoát sao được.
Bởi thế người vùng này gọi Ngô Ái Đào là Ngô Ái Tiền hay là Ngô Lột Da.
Lại có người hiếu sự, viết thư nặc danh, muốn tụ tập thương nhân đốt nhà
đuổi Ái Đào đi. Biết được Ngô Ái Đào có phần sợ hãi, một mặt cho dò la
tìm ra người cầm đầu, một mặt chiêu mộ mấy chục binh lính để đề phòng,
mỗi người một ngày được trả công năm phân. Số tiền công này Ngô Ái
Đào không bỏ ra, mà bắt những thương nhân phải nộp thêm để bù đậy. Ngô
Ái Đào phát hóa đơn cho binh lính, xem số hàng hóa trên đơn nhiều hay ít
thì chủ hàng phải theo đơn nộp một số tiền để trả công. Nắm được hóa đơn,
những người này hạch xách thương nhân, thỏa mãn yêu cầu của họ mới
thôi.
Những sai dịch trong ty thuế chỉ có những binh lính ấy mới được Ngô ái
Đào ban cho ân huệ này. Bởi thế những kẻ tâm phúc làm tai mắt cho Ngô
Ái Đào càng ra sức gây sự để làm hại dân địa phương. Những ai vô phúc
đụng đến Ngô Ái Đào đều phải gặp tai họa. Tiếng kêu oan vang trời dậy