Chẳng nói cùng Sở vương.
Câu chuyện chia phôi lại sum họp này đó là vì vợ người bán bánh tuyệt đẹp
lại gần vương phủ, suốt ngày liếc mắt đưa tình ngấm ngầm trang điểm dụ
dỗ người nên xảy ra như thế.
Nay ta lại nói về một người đi thi bỗng chốc mất vợ. Chuyện này còn thê
thảm hơn bị Ninh vương cướp đoạt rất nhiều. Sau này vô tình lại được sum
họp, càng lạ lùng hơn chuyện vợ chồng người bán bánh được đoàn viên.
Câu chuyện này xảy ra vào thời Cao Tông Nam Tống. Người này tên là
Vương Tùng Sự, người Biện Lương. Thời nhỏ đỗ tú tài, được tiến cử vào
trường Thái học. Vợ là Kiều thị, cũng là con nhà gia giáo, đi học hành và
biết lễ nghĩa. Hai vợ chồng thật xứng đôi vừa lứa. Vì nghèo nên hai vợ
chồng không có kẻ hầu người hạ và cũng chưa con cái. Thời ấy Cao Tông
vừa mới xây dựng kinh đô ở Lâm An, khắp nơi trộm cắp nổi lên như ruồi.
Năm ấy Vương Tùng Sự được nhậm chức, bàn với vợ rằng:
- Năm nay anh mới hai bốn hai nhăm tuổi, lẽ ra phải đi thi để đoạt công
danh mới phải lẽ. Song chỉ vì nhà nghèo, lại thêm nạn trộm cắp. Vùng Biện
Lương lại là miếng mồi của chúng, nếu chẳng may chúng tới thì cho dù anh
không chết, cũng bị chúng bắt đi, suốt đời phải lưu lạc nơi đất khách quê
người. Vả lại đường tới Lâm An cũng gần, anh định thu xếp tư trang cùng
nàng tới Lâm An. Ở đó ta sẽ được sống yên ổn, chờ mãn hạn quan, trời đất
yên hàn rồi sẽ trở về quê hương. Nếu như binh lửa chưa yên thì cứ nhập
tịch ở Lâm An, có gì mà không được, ý em thế nào?
- Em là đàn bà con gái chẳng biết gì, em chỉ vâng theo lời anh thôi.
- Anh đã định rồi em đừng do dự gì nữa.
Thếrồi vợ chồng thu xếp hành lý, chọn ngày tốt lên đường, gửi nhà cửa cho
người thân trông coi, rồi theo đường thủy thanh thản tới Lâm An. Thấy
phong cảnh ở đây thật tuyệt vời:
Phượng Hoàng cao vòi vọi
Tần Vọng vút tầng mây,