muốn treo cổ tự vẫn thì cũng bị bọn chúng coi chặt. Quả là muốn sống
không được sống, muốn chết không được chết. Chẳng biết làm sao, Kiều
thị nấc lên khóc nức nở. Khóc rồi lại chửi, chửi rồi lại khóc, đập đầu, đấm
ngực, dậm chân, đầu tóc rối bù, ngay chiếc giày thêu ba tấc ba cũng bật
tung ra.
Tại sao Triệu Thành bị đánh bị chửi như thế mà không hành hung. Chỉ vì
hắn tham nàng kiều diễm, vốn rất muốn gian dâm, và cũng rất muốn bán
nàng. Cho nên không dám giở trò hung ác mà chỉ ngấm ngầm toan tính.
Hắn nói:
- Này các chú em, cứ mặc nó. Chờ khi ta chơi thả sức, nhất định sẽ cho nó
một trận no đòn.
Một lát sau chúng mang cơm rượu đến, ăn uống trong tiếng khóc nghẹn
ngào, nức nở của Kiều thị. ăn xong Triệu Thành đuổi bọn đàn em đi, gọi vợ
là Hoa thị và các tì thiếp đến làm quen để đề phòng bất trắc. Triệu Thành có
một vợ cả, hai vợ lẽ và bốn nàng hầu, tất cả bọn họ đều thay nhau tới
khuyên nhủ Kiều thị. Chúng mang thau đồng đựng nước ấm cho Kiều thị
rửa mặt. Kiều thị vẫn không nín. Hoa thị nói:
- Sắt sợ cho vào lò, người sợ rơi vào đồn, nay thì cô chẳng mọc cánh mà
bay đi được, thôi thì cứ theo ông nhà tôi thôi.
- Theo sao được! Theo sao được. - Kiều thị gào lên.
- Thôi thì ngủ với ông ấy mấy đêm, - vợ hắn nói, - nếu như hầu hạ ông vừa
lòng thì ông sẽ nhận cô làm vợ bé, cũng gọi là theo. Hoặc cho người khác
làm vợ bé hay bán cho lầu xanh làm gái đứng cửa đón khách thì đó cũng
gọi là theo. Thôi tùy cô muốn theo đằng nào thì theo.
Kiều thị nghe xong giậm chân gào lên khóc, đầu tóc sổ tung, chiếc trâm
vàng rơi xuống đất, Kiều thị vội vàng cầm lấy. Chiếc trâm này vốn là sính
lễ của Vương Tùng Sự, trên đó có đề bốn chữ "Vương Kiều trăm năm", cho
nên nàng cực kỳ yêu quý. Đang lúc bị ô nhục, nàng không nỡ bỏ đi. Lúc ấy
Triệu Thành lại uống thêm mấy chén rượu, lửa dục ngùn ngụt bốc lên. Kiều
thị tuy sầu thảm, mắt đẫm lệ trông càng xinh đẹp, hắn không kìm nổi, xông
tới ôm chặt Kiều thị hôn lên môi. Kiều thị phẫn nộ, tay đang cầm sẵn chiếc
trâm, đâm ngay vào mặt trúng mắt phải Triệu Thành, sâu khoảng hơn một