ĐOÁN ÁN KỲ QUAN - Trang 1088

Tự nhiên tất bật tới Lâm An,
Cớ sao không phải anh em ruột,
Mà họ và tên lại rất gần.

Đề thơ xong Kiều thị đi ngủ. Sáng hôm sau Vương Tùng Cổ tới thư phòng,
thấy bài thơ, biết là Kiều thị làm. Vương Tùng Cổ ngẫm nghĩ: "Con ốc sên
nhỏ nhoi, chắc là nói chồng nàng là người đi cầu danh lợi, đến Lâm An thì
thất lạc. Điều đó không cần phải nói, song hai câu sau ta cho rằng đó là lời
nói bóng gió về họ tên chồng, buộc ta phải tìm ra. Bỗng chốc ta làm sao mà
nghĩ ra được?". Vương Tùng Cổ đang lẩm bẩm một mình thì Kiều thị mang
trà tới Vương Tùng Cổ nói:
- Ý bài thơ của nàng ta đã hiểu, nếu sau này dò tìm được người chồng trước
của nàng thì trăng khuyết sẽ lại tròn.
Thấy thế Kiều thị vội quỳ xuống lạy:
- Thiếp cầu mong ông trăm năm phú quý, con cháu đầy đàn.
Kiều thị vui hẳn lên, mặt mày rạng rỡ, hơn hai năm nay chưa bao giờ Kiều
thị vui như thế. Vương Tùng Cổ gật đầu cảm phục vì nàng không quên
người chồng cũ.
Hơn một năm nữa lại qua đi, một hôm đang làm việc thì có một thầy tướng
vào báo:
- Giáo thụ mới tới học phủ, vào bái kiến.

Vương Tùng Cổ thấy ông là người Biện Châu, trạc hai mươi tám tuổi. Xuất
thân từ cống sinh, lúc đầu làm huấn đạo Hồ Châu, rồi được thăng chức giáo
thụ. Ông họ Vương, tên Tùng Sự. Thấy tên ông không khác tên mình là
mấy bèn nghĩ tới câu thơ của Kiều thị: "Cớ sao không phải anh em ruột mà
họ và tên lại rất gần". Vương Tùng Cổ cứ trầm ngâm suy nghĩ, vậy thì
chồng nàng là người này chăng? Ta hãy bình tĩnh xem xem có đúng không.
Thế rồi ông ra nhà khách tiếp giáo thụ. Sau cuộc gặp này hai người thường
đi lại với nhau, khi thì bàn việc công, khi thì hỏi han tới việc riêng. Dần dà
họ trở nên thân thiết. Một là giữa chủ và khách không còn e ngại, hai là
những người trí thức gặp nhau, chuyện trò rất tương đắc, cùng nhau nhâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.