trong khuôn viên yên tĩnh này. Kiều thị cuối cùng vẫn không có con, Tùng
Sự nuôi đứa con trai của anh họ làm người thừa tự, đặt tên là Linh Phục, có
nghĩa là con nuôi. Vương Tùng Sự sống được mấy năm thì qua đời. Kiều
thị ở vậy mười lăm năm sau mới chết. Trước lúc lâm chung, dặn Linh Phục
rằng:
- Lúc còn trẻ ta mắc tội với cha con, khi ta chết không được chôn cùng cha.
Di hài của cha chôn chỗ mộ phần tổ tiên, còn quan tài của mẹ thì chôn ở
chỗ khác.
Linh Phục nghĩ bụng: "Xưa kia cha mẹ ta rất thương yêu nhau, làm gì có
chuyện mắc tội". Định hỏi lại xem sao thì mẹ đã nhắm mắt trút hơi thở cuối
cùng. Linh Phục nghĩ rằng bà bỗng chốc bị lẫn mà dặn như thế, chứ đâu
biết được những chuyện đã xảy ra trước đây. Thời ấy tại nhà Triệu Thành
bà mơ thấy ba ba nói, sau này nếu không làm món ba ba cho Vương giáo
thụ ăn thì làm sao có chuyện giáo thụ thấy vật mà nhớ đến người, rồi thổ lộ
việc riêng của mình với Vương Tri huyện. Cái gọi là giết ta cũng sớm, đốt
ta cũng sớm, quả là linh nghiệm thật. Nếu thời ấy chiếc trâm vàng không bị
vợ Triệu Thành cướp đi thì sau này làm sao mà báo thù Triệu Thành được.
Cái gọi là tìm được cũng tốt, tìm không được cũng tốt cũng thật đúng với
điều trong mộng. Lúc ấy lấy Vương Tùng Sự sau đó bị Triệu Thành bắt
cóc. Cái gọi là ông Vương này cũng chưa hết, thì sau này lại được Vương
Tri huyện trả lại cho Vương Tùng Sự, ấy là cái gọi ông Vương kia cũng
chưa hết. Giấc mộng ba ba cái gì cũng đúng cả. Người đời sau đã làm một
bài thơ ca ngợi Vương Tri huyện không vì hiếu sắc mà quên nghĩa, đã làm
cho vợ chồng Vương Tùng Sự được tái hợp. Bài thơ như sau:
Thấy sắc ai mà chẳng động lòng,
Thương thay người đẹp gặp gian manh.
Năm năm trăng lạnh Tây An huyện,
Khách quán đào hoa rực rỡ khai.
Bút tích mới hay tân giáo thụ,
Hầm canh mới biết món ăn xưa.