huyện ngày một lừng lẫy. Ba năm mãn nhiệm, ông được thăng lên chức
thông phán phủ Thiệu Hưng. Sau đó vì công tích lớn, ông lại được thăng
làm thái thú phủ Thiệu Hưng. Làm được hơn một năm thì Kiều thị ra sức
khuyên ông trí sĩ, trở về Biện Lương. Vương Tùng Sự theo lời Kiều thị, lập
tức dâng đơn lên thượng cấp, cáo bệnh về hưu. Các nha môn đều phê chuẩn
theo nguyện vọng, Vương Tùng Sự thu xếp hành lý trở về quê.
Thuyền đến Tô Châu, họ nhớ tới ân đức của Vương Tri huyện, bèn ghé
thuyền vào Xương Môn, hỏi thăm nơi ở của Vương Tri huyện, biết Vương
Tri huyện ở Tiễu Hương Kinh, Linh Nham Sơn, Vương Tùng Sự mua sắm
lễ vật, neo thuyền tại Độc Thôn, cùng Kiều thị đi kiệu tới Tiễu Hương
Kinh. Trước tiên họ sai người tới đưa danh thiếp. Vương Tri huyện lập tức
ra nghênh tiếp. Vốn là Vương Tri huyện trước đây từng trả thiếp cho
Vương Tùng Sự, ân đức cảm động tới trời, bởi thế mà phu nhân của ông
năm mươi mốt tuổi vẫn sinh được một con trai, đặt tên là Đức Hưng, lúc ấy
đã bảy tuổi, học hành rất thông minh. Khi ra cửa đón Vương Tùng Sự, thấy
hai chiếc kiệu bèn hỏi:
- Tại sao lại có hai chiếc kiệu?
Tùy tùng đáp:
- Phu nhân của thái thú cũng tới đây.
Vương Tri huyện thấy không yên tâm, sai người nói với Vương Tùng Sự
rằng:
- Ta với ngài thái thú là bạn cũ nên mới ra đón tiếp ngài, còn phu nhân của
ngài không có lý gì tới đây gặp ta.
Người tùy tùng nói với Vương Tùng Sự rằng Vương Tri huyện không cho
phu nhân thái thú tới gặp. Thực ra họ cũng không hiểu vì sao. Kiều thị quay
kiệu về thuyền. Vương Tùng Sự lưu luyến Vương Tri huyện, hai hôm sau
mới cáo từ.
Tới Biện Lương, thời thế đã yên hàn. Vương Tùng Sự tìm một ngôi nhà
nhỏ có vườn hoa ở Biện Lương, hàng ngày hai người sống thanh nhàn