các con, cho nên mẹ tôi phải nén chịu. Nếu kẻ học trò này lại tiếc thân
mình, không dám tố cáo thì kẻ học trò này càng bất hiếu. Mà khám nghiệm
không có thương tích thì tôi xin nguyện chết.
Lý hình không dọa nạt được, đành phải tới nhà mở quan tài ra khám
nghiệm. Trước khi khám nghiệm Lý hình lại dụ dỗ nhiều lần, song Pháp Tổ
khăng khăng không chịu. Hai người này ỷ vào thế Lý hình, nghĩ rằng thi
hài đã rữa nát không còn dấu vết, hơn nữa đã đút lót cho những người
khám nghiệm tử thi, hẳn là họ sẽ che đậy cho. Ngờ đâu khi mở quan tài, thì
lạ thay, đó là một xác chết khô, còn nguyên vẹn. Cởi áo ra khám xét thì
xương bả vai trái bị búa đập dập nát, cánh tay bên phải bị búa đập gẫy. Thái
dương bị tống tổn thương, hạ bộ bị đá dập. Ngoài ra còn nhiều vết thương
trên khắp cơ thể. Những vết bầm tím, vết tròn, vết dài, vết rộng, vết hẹp,
đều ghi hết vào biên bản khám nghiệm. Thời ấy, Pháp Tổ kiện hai người
bác đã làm chấn động các trường học. Những người cùng học với Pháp Tổ
không hiểu sự việc bên trong, còn những người quen biết Thúc Miện đều
cho rằng Thúc Miện nói năng bừa bãi mà bị đố kỵ. Hai người ấy đều đổ
cho cha, nhưng việc Thúc Miện ngỗ ngược với cha lại không có chứng cứ
thực, nên quan cũng không bao che được. Lai Phúc đã chết, Tiến Quý bỏ
trốn từ lâu, quan đành phải bắt Lai Thọ, Văn Đồng tới tra khảo. Lúc đầu
chúng chối là không biết, sau đó tra khảo chúng đành phải khai là Bá Tấn
dùng búa đánh gẫy cánh tay, Trọng Duy tống vào thái dương, Bá Tấn lấy
búa đánh vào vai bên trái, Trọng Duy đá vào hạ bộ, chúng con chỉ hùa theo.
Bá Tấn và Trọng Duy không sao chối cãi được, viên quan xét xử cũng
không bịt được mồm hai tên kia.
Hai mươi năm ôm hận.
Bỗng nay được minh oan.
Phép vua sao cãi được,
Khó thoát khỏi lưới trời.
Bá Tấn, Trọng Duy phải khép vào tội anh giết em. Lai Thọ, Văn Đồng