rất nặng. Ba người vội mở ra, chỉ thấy trong đó có bộ quần áo bê bết máu,
một chiếc búa sắt và một mẩu giấy. Trên mẩu giấy còn bút tích của mẹ: "Vì
thẳng tính, cha con đã xúc phạm đến hai bác con. Vào ngày... tháng...
năm..., hai bác đã lừa cha con ra vườn sau, dùng búa đánh chết. Lúc ấy có
cả những tên tay chân của họ là Lai Phúc, Lai Thọ, Tiến Quý, Văn Đồng.
Chiếc áo máu là của cha conmặc lúc bị hành hung, chiếc búa là hung khí
giết cha con. Vì các con còn nhỏ, nếu mẹ đứng ra đòi mạng, sợ rằng họ sẽ
giết hại, và ngay các con cũng khó mà sống được, bởi thế mẹ phải nén chịu.
Nếu các con có chí thì hãy làm đơn cáo giác, trên báo thù cho cha, dưới rửa
hận cho mẹ!". Ba người con thấy thế gào lên khóc, nói:
- Cha chúng ta vốn chết bất đắc kỳ tử, há sao chúng ta lại không báo thù
cho cha?
- Bây giờ thì chúng ta phải giết chết hai người ấy, - Kế Tổ nói, - bắt họ phải
đền mạng.
- Không nên nôn nóng như thế, - Pháp Tổ nói. - Ta là anh cả, ta phải đứng
ra cáo giác.
Ngay đêm ấy Pháp Tổ làm đơn đưa tới Phủ án cáo giác.
Lưới trời sao thoát được,
Nỗi oan ắt phạt đền.
Khi cáo giác, quan trên cho rằng việc đã quá lâu không chịu giải quyết.
Pháp Tổ cứ ôm chiếc áo máu kêu oan, Phủ án đành phải phê, giao cho Lý
hình của bản phủ giải quyết. Quan Lý hình là người Trọng Duy tôn là thầy,
Bá Tấn lại đút lót nhiều tiền của, bởi thế Lý hình dọa Pháp Tổ:
- Chuyện tính mạng rất hệ trọng, sao lại chỉ dựa vào mấy câu nói của mẹ để
tố cáo bác được? Hơn nữa lại không có giấy khám nghiệm thương tích, nếu
mở nắp quan tài cha đã khâm liệm từ lâu thì ngươi sẽ là kẻ bất hiếu, mà án
mạng sao mười tám năm nay mẹ ngươi không cáo giác?
- Lời trăng trối của mẹ tôi đã rõ, - Pháp Tổ nói, - hai bác tôi giàu như nước,
sợ không báo thù được cho cha tôi, mà còn nguy hiểm đến tính mạng của