thành những người có khí tiết, biết hiếu nghĩa, và những đứa con của chị
cũng hiểu được điều đó. Hai đứa con lớn đã trưởng thành, định tìm vợ cho
chúng, chị cũng giả vờ xin ý kiến của hai chị dâu, hai người ấy sợ rằng nếu
tìm những nhà có thế lực sau này họ giúp đỡ nó thì lại thêm rắc rối. Họ bèn
tìm cho thằng cả đứa con gái của một bà quả phụ, nó không có bố vợ. Còn
đứa thứ hai thì hỏi cho nó đứa con gái của một gã thô tục vừa mới giàu lên,
và họ giả vờ nói, mình là một nhà quan nghèo, lấy họ sẽ được nhiều của hồi
môn. Sau này muốn leo lên cao e rằng sẽ tốn kém, mà mình thì mẹ góa con
côi lo làm sao được. Tiền thị cũng đành phải nghe theo họ.
Chân ta vẫn hãy còn,
Cần gì nhờ người khác.
Chí nếm mật nằm gai,
Quyết trả thù rửa hận.
Những sách vở của Thúc Miện để lại chúng đã đọc được, những lối văn
khoa cử chúng chưa được học. Đến khi mười lăm mười sáu tuổi, Tiền thị
cho chúng đi học xa nhà. Bá Tấn, Trọng Duy thấy Tiền thị vẫn yên phận ở
vậy, lại vẫn đối đãi với các anh các chị hết sức chu đáo. Họ nghĩ rằng Tiền
thị đã quên chuyện xưa. Hơn nữa sự việc xảy ra đã lâu, ba đứa cháu còn
yếu đuối chẳng hại được ta, cho nên cũng không nghi kỵ và hãm hại chúng.
Bởi thế Tiền thị cũng yên tâm cho chúng đi học xa. Sáng chiều vẫn giữ
chúng không cho đi đâu, còn mình thì cũng làm việc nhà, đôn đốc chúng
học hành. Điều đáng mừng là hai đứa học tập chuyên cần, đứa lớn được
xếp thứ nhất trong phủ huyện, được cử lên đạo(1) học.
(1) Đạo: đơn vị hành chính cấp trên của phủ huyện.
Ba đứa con, đứa lớn lên là Pháp Tổ, đứa thứ hai là Thằng Tổ, đứa thứ ba là
Kế Tổ. Lúc ấy Pháp Tổ đã lên đạo học, Thằng Tổ và Kế Tổ cũng đã biết
làm văn. Kế Tổ mười tám tuổi, Tiền thị định tìm vợ cho nó, và mong sao cả
ba đứa thành gia thành thất rồi sau đó mình mới đòi đến mạng. Không ngờ
mười tám năm đau lòng buốt ruột, chỉ biết một mình chịu đựng không dám