nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 14
Đánh Bọn Ngông Cuồng Báo Ơn Thầy
Anh Nguyện Vào Tù Để Cứu Em
Bốn biển đều là anh em, đó là những điều làm cho lòng ta khuây khỏa.
Những đứa trẻ trong cùng một nhà quấn quít bên nhau, chúng là anh em
ruột thịt. Song có khi hiềm khích nhau, phần lớn là do cha mẹ yêu đứa này
ghét đứa khác rồi dần dần chúng xa nhau. Cũng có khi do chị em dâu va
chạm nhau, hàng ngày tỉ tê xúc xiểm chồng, rốt cục những người cùng máu
mủ sinh ra chia lìa nhau. Cũng có khi bạn bè li gián, kẻ hầu người hạ xúi
bẩy. Thường thì lúc đầu anh em hiềm khích nhau, tiếp đó là tranh giành
nhau rồi dần dần kiện nhau, thậm chí thù ghét đâm chém nhau chẳng khác
người dưng nước lã. Điều ấy thật là quái lạ. Vốn cùng một cha mẹ sinh ra,
song lại như nước với lửa. Lẽ nào anh em không phải là đồng bào, không
phải là máu thịt do cha mẹ sinh ra? Cho nên ta thường nói, trong lúc bình
thường anh em phải như Tư Mã Ôn Công, đến mãi khi đã già vẫn quan tâm
tới cái đói cái rét của anh, thương yêu nhau như thời còn bé. Khi lâm sự
phải như anh em Triệu Lễ. Thời kỳ nhà Hán thay thế nhà Tần, mất mùa, đói
kém khắp nơi trộm cướp nổi lên như ong, anh Triệu Lễ bị bọn cướp bắt ăn
thịt, Triệu Lễ biết được đã tự mình đến chỗ bọn cướp nói: "Anh tôi gầy, tôi
thì béo, xin các ông đừng giết anh tôi, tôi xin tình nguyện chết thay". Thấy
ông là người nghĩa khí, bọn cướp bèn tha chết cho cả hai anh em. Còn như
việc anh em họ Điền chia lìa nhau khiến cây tử kinh cũng buồn thương mà
khô héo, thấy ba anh em họ Điền đoàn tụ, cây tử kinh lại tốt tươi trở lại. Ta
cho rằng họ chưa phải là đấng mày râu, vì họ không làm chủ được mình mà
lại nhờ đến sự cảm động của cây cỏ. Hoặc do thời gian tính tình thay đổi có
kẻ trí người ngu, thì người anh phải như Ngưu Hoàng, mặc dù em bắn chết
mất con trâu kéo xe, song anh không vì thế mà quở trách, chửi bới em. Nếu
là em thì phải như Tôn Trùng Nhi, nghi anh là kẻ không đứng đắn đã lăng