nhục anh, song anh không vì thế mà oán hận em. Vương tường với Vương
Lãm là anh em cùng cha khác mẹ, Vương Tường là người rất có hiếu và
đương nhiên rất thương em. Khi mẹ đầu độc Vương Tường thì Vương Lãm
giằng lấy chén thuốc độc định uống, vì thế mẹ đành phải đổ thuốc đi. Khi
mẹ sai Vương tường làm những việc khó khăn, Vương Lãm đều nhận làm
thay anh. Anh em khác mẹ còn thế, huống hồ là anh em cùng cha mẹ sinh
ra. Vương triều chúng ta rất coi trọng hiếu đễ, vào đầu thời Hồng Đức ở
Phố Giang có Trịnh Nghĩa Môn là người được triều đình nêu gương vềsự
hiếu đễ, về sau do lỗi lầm bị giải tới kinh và được tha thứ, sau đó triều đình
còn cất nhắc tộc trưởng là Trịnh Liên làm tham chính Phúc Kiến. Tất cả các
đời sau, mấy đời đều chung sống với nhau, và đều có những cống hiến xuất
sắc. Nay tôi xin nêu ra đây một việc cũng như thế, tuy chưa được triều đình
biểu dương, song tình yêu thương của họ đối với nhau cũng thật là nổi bật.
Thời Tuyên Đức, ởhuyện Thái Bình, phủ Đài Châu, Triết Giang, có anh em
nhà họ Diêu, anh cả là Cư Nhân, em là Lợi Nhân, dáng người xinh đẹp,
tính tình hòa nhã, ý chí mạnh mẽ dám làm việc nghĩa. Không những tính
cách của họ giống nhau, mà khuôn mặt họ cũng giống nhau như đúc. Khi
còn dưới hai mươi tuổi theo học thầy Phương Phương Thành. Gia cảnh
thầy nghèo túng, Mã thị vợ thầy chỉ sinh được một người con gái tên là Mã
Tuệ Lương. Trong lớp học của thầy có Hồ Hành Cổ là người thông minh,
lanh lợi, luôn chăm chỉ học hành; một người là Phú Nhĩ Cốc, tuy lớn tuổi
nhưng ỷ thế nhà giàu, học hành lười nhác lại mới cưới vợ, lúc nào cũng
quấn lấy nhau, không chịu đến trường; một người nữa là Hạ Học, học hành
dốt nát, tính tình lại gian xảo, rất hợp với Phú Nhĩ Cốc. Nhiều lần thầy
khuyên nhủ, song chúng chẳng lọt tai. Năm người cùng học một trường
nhưng tính khí thì như nước với lửa. Về sau cha mẹ anh em họ Diêu đều
qua đời, gia cảnh nghèo túng phải bỏ học, chỉ có Hồ Hành Cổ tới trường.
Hạ Học thường bợ đỡ Phú Nhĩ Cốc.
Khi thầy Phương Thành qua đời, học trò rủ nhau đến đưa ma thầy. Hai anh
em họ Diêu và Hồ Hành Cổ tới trước, Phú Nhĩ Cốc và Hạ Học tới sau.
Thấy con gái thầy đẹp, lại đến tuổi trưởng thành, Phú Nhĩ Cốc lúc nào cũng
dán mắt nhìn cô trong nhà tang lễ. Vì nhà đơn người nên cô phải chạy đi