- Việc này phải để cho đàn em này nghĩ kế.
Ngày hôm sau Hạ Học đến nhà họ Phương, mượn cớ giúp đỡ việc ma chay.
Vợ thầy ra cảm ơn, Hạ Học nói:
- Tiên sinh suốt đời làm một ông đồ gàn, nghèo rớt mồng tơi, khiến cô phải
đứng dựng lo ma chay cho tiên sinh, quả là một bậc trượng phu trong nữ
giới.
- Đúng thế, - vợ thầy nói, - trước mắt chi dùng còn tạm đủ sau đây còn phải
lo việc chôn cất, song trong nhà không còn một đồng một chữ nào.
- Điều ấy có gì khó đâu? - Hạ Học nói. - Trong đám học trò, ngoài Hồ Hành
Cổ nghèo kiết xác ra, còn hai anh em nhà . họ Diêu cũng đủ ăn đủ tiêu,
nhưng họ rất keo kiệt, chỉ có Phú Nhĩ Cốc là sống rộng rãi. Nếu cô nói với
anh ấy một tiếng chắc rằng anh ấy sẽ giúp.
- Anh ta và thầy vốn không ưa nhau, sợ anh ta không chịu cho vay?
- Chỉ vì tiên sinh thủ cựu, không phóng khoáng như anh ấy. Phú Nhĩ Cốc
rất hay giúp đỡ người, mượn độ mươi lạng anh ấy cũng chỉ coi như cái
móng tay thôi. Hiện nay vợ anh ấy đang ốm liệt giường, không ai cai quản
gia đình, đang muốn bỏ ra mấy trăm lạng để tìm một người vợ lẽ, anh ấy có
phải là người tiếc tiền đâu. Chỉ có điều là cô không chịu nói, chứ nếu cô
chịu nhún mình thì con sẽ hết lòng vì cô.
- Nếu có mượn thì cũng chỉbốn năm lạng cũng tùng tiệm rồi. - Vợ thầy nói.
Hạ Học cáo từ ra về, đến gặp Phú Nhĩ Cốc nói:
- Anh Phú, hôm nay tôi tâng bốc anh, từ một gã keo kiệt trở thành một
người đại hào hiệp! Tôi nghĩ là họ mẹ góa con côi có thể ép họ được. Thôi
thì chọn một ngày nào đó, đưa tới năm mươi lạng bạc, mấy tấm lụa, chỉ nói
là cho vay. Nếu bà ấy cảm ơn thì nói vào một câu là xong. Nếu như bà ấy
không nghe thì nói đó là lễ vật, rồi ta sẽ nói vun vào. Như thế có được
không?
- Hai mươi lạng thôi! - Phú Nhĩ Cốc nói.
- Không được nói là lễ vật, - Hạ Học nói, - theo ta thì cứ phải đưa năm
mươi lạng.
Phú Nhĩ Cốc đành nghe theo, lấy năm mươi lạng bạc, hai tấm lụa, hai tấm
the đưa cho Hạ Học. Hạ Học để lại mười lạng, rồi gọi đứa ở mang chiếc