giải thì ta cho rằng hai vợ chồng Bách Mậu có nhẹ tay hơn, song phải có
người bảo lãnh.
Mấy người láng giềng và lý trưởng cũng lo đút lót cho quan để được tha về.
Ngày hôm sau giải lên công đường, quan huyện nói:
- Ta nghĩ rằng vợ chồng Bách Mậu không có liên quan đến việc này, còn
hai người hàng xóm chẳng lẽ bỗng dưng lại giết chết người. Vậy việc này
chỉ do Giản Thắng mà thôi.
Nói xong quan sai ngươi kẹp Giản Thắng. Giản Thắng không chịu được
đành phải khai bừa.
- Bẩm quan, do con say mà giết vợ.
- Vậy đầu ngươi vất đâu?
- Con vứt xuống sông, không biết chỗ nào.
Quan huyện đánh hai mươi gậy, giam vào ngục. Viết cáo trạng trình lên
quan trên như sau:
"Giản Thắng mới cưới vợ được ba ngày, chẳng có thù oán gì, chỉ vì say
rượu mà giết vợ, rồi vứt đầu đi, thật là thê thảm. Theo luật, vô cớ mà giết
vợ phải đền mạng. Hai tên láng giềng là Bính và Khôi trông thấy mà không
cứu cũng phải đánh để trừng phạt".
Kết tội xong rồi cho giải những người này lên quan trên. Thạch Chính Sử
giải quyết việc này, ông bác lại:
"Giản Thắng mới lấy vợ được ba ngày, sự yêu hay ghét chưa sâu sắc. Lại
khai là say rượu mà giết. Làm gì say đến mức điên loạn mà giết người
được? Đầu không tìm thấy, và ngay cả người làm chứng cũng không có,
nên khó mà kết án được. Vậy kính mong quan hình sảnh giải quyết".
Quan hình sảnh họ Phù nói:
- Bọn hiếu liêm này thật nhiễu sự, hắn đã khai đầu vứt xuống sông thì tìm
làm sao được. Mà hắn giết người ngay tại nhà thì ai mà trông thấy.
Gọi Giản Thắng lại xét hỏi. Thắng vẫn khai như thế. Quan nói:
- Giết người là do Giản Thắng khai ra, không có ai qua lại thì đổ bừa cho
Bính Khôi, Vinh Hiển trông thấy, coi đó là chứng cớ hắn giết vậy. Tuy vứt
đầu xuống sông, thì dòng sông mênh mang biết đâu là chứng tích. Đấy
chẳng phải là chỗ hắn thoái thác sao!