người quần áo rách rưới, thân hình tiều tụy, sắc mặt tái nhợt xăm xăm bước
tới nhìn Diêu Nhất Tường vái chào xin tiền. Diêu Nhất Tường cho rằng đây
là người ăn mày, cũng chẳng thèm để ý tới, bảo đứa hầu mang rượu và thức
ăn cho ông ta. Người ấy không uống rượu mà cũng chẳng ăn, nói với Diêu
Nhất Tường.
- Tôi là tú tài Hà Nam, giữa đường gặp cướp, tiền của mất hết mà người thì
chúng đánh bị thương không thể về quê được, vậy xin ông cho ít tiền ăn
đường, còn rượu và thức nhắm chỉ là chuyện vặt.
Hai tên cò mồi nói ngay:
- Diêu tướng công, mặc hắn. Ở nơi chúng tôi đây loại người như thế rất
nhiều, chúng đều giả vờ là bị nạn rồi đánh lừa người. Ai hơi đâu mà đi điều
tra xem hư hay thực, là tú tài hay không phải tú tài!
Người ấy rất tức giận nghĩ. Ta bị cướp đánh gần chết, sợ rằng phải lưu lạc
nơi đất khách, bất đắc dĩ phải đi ăn xin, nay bị người đời nghi ngờ làm sao
còn có thể ở đây mà ăn xin được. Song ta không phải là bọn người lừa dối,
đã không cho ta thì thôi sao lại bị mang tiếng xấu, ta phải làm cho họ hiểu
rằng ta không phải là kẻ lừa dối. Thếrồi người ấy cởi phăng áo ra, quả
nhiên thấy vết thương chưa lành, máu còn đang rỉ ra thấm ướt áo. Nhất
Tường bèn đứng dậy, cúi đầu xin lỗi, anh bảo đứa hầu mang hòm hành lý
tới, xem qua thấy trong túi chỉ còn mười lạng bạc, một chiếc áo vải và một
chiếc áo rộng tay. Nhất Tường cho hết, rồi rót rượu mời người ấy. Vị tú tài
rưng rưng nước mắt, chắp tay cảm ơn, hỏi họ tên Diêu Nhất tường rồi từ
biệt. Diêu Nhất Tường không hỏi gì thêm. Người ngày nay có giúp người
nào đó chút ít đã huênh hoang khoe ta là người nhân đức, song Diêu Nhất
Tường gặp người giữa đường giúp đỡ như thế mà cũng chẳng hỏi họ tên
người ấy, hẳn là Nhất Tường giúp người mà không cần đền ơn, nên anh
cũng quên ngay chẳng hỏi lại làm gì. Ngay như về chuyện này, người đời
cũng không sao sánh kịp, huống hồ là những việc còn to lớn hơn thế thì sao
mà sánh nổi.
Lúc ấy Diêu Nhất Tường nghĩ rằng: "Tiền trong túi đã hết nhẵn, chắc rằng