nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 22 (B)
Hai năm sau anh nghĩ rằng không thể cứ thế này mãi được bèn xin vào làm
một chức dịch nhỏ trong huyện. Các bạn thân mến, một người phóng
khoáng như thế, Nhất Tường có quan tâm đến những đồng tiền bẩn thỉu
không? Anh lúc nào cũng nghĩ tới cứu giúp người hoạn nạn, đối đãi với
mọi người bằng tấm lòng nhân hậu. Trong nha môn cũng có người khen
anh, cũng có người cho anh là một thằng ngốc, song anh chẳng để bụng,
mặc cho mọi người chê cười.
Thời gian cứ vùn vụt qua đi, mới thoáng cái mà đã sáu bảy năm, xem ra hai
lần khảo hạch cũng sắp đến rồi, anh phải vào kinh phấn đấu. Vâng theo lời
mẹ, anh vào kinh đô sống ba năm không dám hoang phí một xu nào, rồi
được tuyển làm tri sự phủ Cửu Giang, Giang Tây. Tới nhiệm sở chưa được
bao lâu thì ngục tì của bản phủ thiếu quan, cấp trên giao cho anh cai quản
nhà tù. Anh dốc lòng vào công việc, quan tâm chăm sóc tù nhân, ngay cả
những thường phạm tạm giam cũng không hề ngược đãi. Thậm chí những
tù nhân phạm trọng tội, giam trong ngục anh cũng thường trực tiếp tới thăm
hỏi. Người bẩn thỉu thì anh tắm rửa, người đau ốm thì anh thuốc thang chạy
chữa, rét thì cho áo, đói thì cho cơm. Ai ai cũng mang ơn anh, nên hết sức
cảm động. Còn đối với những người bị vu hàm oan khuất gặp cấp trên
không công bằng sáng suốt đánh đập ép cung. Biết mười mươi là oan uổng
nhưng không có thể trực tiếp minh oan cho họ được, anh luôn luôn cảm
thấy hổ thẹn. Bởi thế phòng anh, rỗng tuếch. Anh ăn mặc hết sức giản dị.
Anh tùng đề một bài thơ ngắn trên tường như sau:
Đạo lý nay chẳng còn.
Người không vẽ được gió.
Bao giờ hết hình phạt,