- Thế thì đúng rồi, cô ấy từng nói là khi cha cô còn sống đã hứa gả cho
Thang Tiểu Xuân, tới nay lúc nào cô. Ấy cũng tưởng nhớ tới anh ta. Nhất
định là hai người vốn đã đi lại với nhau, cho nên nhân lúc sơ hở bỏ trốn. Ta
phải tới cửa tây thành dò la xem sao, rồi bàn với mọi người.
- Nếu như tìm thấy bà ấy, - bà lão nói, - thì xin ông đừng bảo là già này nói
nhé, sợ rằng khi về bà ấy lại trách già này.
Tiền Nham từ biệt bà lão đi một mạch tới cửa tây thành, hỏi nhà họ Thang,
thăm dò những nhà láng giềng, dò la rất kỹ nhưng không thấy tăm hơi. Tiền
Nham liền hỏi.
- Thang Tiểu Xuân là người như thế nào?
Chưa dứt lời thì thấy một người còn rất trẻ bước ra. Người láng giềng nói:
- Người ấy là Thang Tiểu Xuân đấy.
Tiền Nham nhìn kỹ thì thấy đó là một chàng trai có đôi mắt thanh tú, hàm
răng trắng nõn, môi đỏ như son. Tuy không chuyên trang điểm son phấn
như Hà Lang(1) song da trắng không kém Trần Bình(2) không diêm dúa
như Đổng Tử, cũng phong lưu gần như Tống Ngọc(3). Anh đội một chiếc
khăn hợp thời, mặc bộ quần áo rất vừa, trông rất đàng hoàng, cố nhiên
không có dáng vẻ hiên ngang của con nhà giàu có. Song lại có dáng vẻ nho
nhã, nhưng không có tài bẻ quế, nên đâu dám hái trộm hoa.
(1) Hà Lang: Hà Yến, một người thích trang điểm thời xưa.
(2) Trần Bình: người Dương Vũ thời Hán.
(3) Tống Ngọc: học trò của Khuất Nguyên thời Chiến Quốc.
Tiền Nham nghĩ bụng: "Thằng nhỏ này, đi đường còn sợ tiếng bước chân,
lẽ nào lại liều lĩnh như thế? Hơn nữa nếu nó có lỡ gây ra việc này, thì nhất
định nó sẽ giấu giếm lẫn tránh, hoang mang sợ hãi, chứ sao tự nhiên thanh
thản thế kia? Xem ra không phải nó. Người xưa nói: “Làm việc có thư thả
mới trọn vẹn . Ta hãy trở về hỏi rõ sự thực rồi sau sẽ nói chuyện với hắn".
Tiền Nham buồn rầu trở về.
Bà lão trông thấy hỏi ngay: