không bỏ Đại Thư để lấy người khác nữa.
Thế rồi họ khéo léo từ chối:
- Nhà tôi nghèo, trông mong vào một đứa con gái, vợ chồng tôi sức yếu
tuổi già nhờ cậy vào nó, bởi thế tôi cần gả cho một người chưa vợ sống một
mình, chứ không gả làm thiếp.
Bà mối đi lại tới mấy lần nhưng nhà họ Trần không gả.
Sau đó, Vương Tứ nói:
- Ông ta muốn gả cho người sống một thân một mình, thì Vương Tam nhà
mình chưa vợ, sống một mình, vậy cứ hỏi cho Vương Tam.
Lại có một người nói với nhà họ Trần:
- Hắn chỉ lừa đấy thôi. Biết là gả cho Vương Tam hay Vương Tứ. Vương
Tam tuy là anh thật nhưng chỉ là người cầm rổ cầm cân, như một thằng ở
mà thôi.
Bởi thế nhà họ Trần không gả.
Ít lâu sau có người đến làm mối cho một người tại ngũ tên là Thi Tài. Anh
ta có một ngôi nhà để ở, hai nhà cho thuê, hai xuất quân lương, một xuất
dùng để thuê người hầu hạ, còn một xuất thuê ngựa cưỡi mua vui. Mỗi
tháng được cung cấp hai thạch gạo lứt, bán mỗi thạch được tám trăm đồng,
tương đương với một lạng bạc, dùng để mua than và rượu. Trần Đại Thư
lấy ông ta sống cũng dễ chịu. Sáng dậy nhóm lửa đun nước rửa mặt rồi mua
bánh nướng bánh bao hoặc là cháo đường ăn sáng. Tới trưa, thì nấu cơm
hoặc kê ăn bữa trưa. Nếu ngại thì trưa và tối đều mua bánh mì ăn. Khi có
tiền cũng mua ít cá thịt cải thiện, ít tiền thì mua mỡ hoặc tương, không có
tiền thì ăn rau dưa, chứ cũng không đến nỗi bếp không đỏ lửa. Hai vợ
chồng sống như thế cũng tạm ổn.
Đói có kê vàng, rét có chăn,
Còn tìm đâu nữa chốn thần tiên
Gái đẹp chiều chồng càng thêm đẹp
Mơ làm chi nữa chốn Đào Nguyên.