Vĩ thái giám kinh sợ không sao cất nên lời, thì Vĩ Lão Nhị nói:
- Việc này cũng không phải tại anh. Giúp ông ấy mình vẫn có lợi. Nếu
không giúp, việc không thành thì anh cũng không trốn thoát.
Vĩ thái giám thấy thế vừa kinh hãi vừa tức giận. Chờ hắn nổi loạn, sự việc
lộ ra cũng chết. Bây giờ mình là người thân cận triều đình, áo tía đai vàng,
phú quý tột bậc còn muốn gì nữa, nếu làm theo hắn chỉ chuốc lấy tai vạ.
Giờ thì đã gả cháu gái cho hắn rồi, còn xoay trở sao được nữa, quả là không
thoát được rồi. Đang lúc lo lắng buồn rầu, thì Lý Tử Long cùng với Dương
Đạo Tiên đã lén lút may áo hoàng bào, mũ cánh chuồn, chẳng khác gì diễn
kịch, chỉ chờ thanh la nổi lên là bước ra sân khấu.
Song tại kinh sư, chú cháu Tào Cát Tường từng làm phản. Bốn chú cháu
đều trong cung cấm, trong nhà nuôi dưỡng quan lại lính tráng mà cũng
không làm nổi. Huống hồ là mấy nội thần không có thực quyền, một vài
quan võ quen và mấy binh lính nghèo mà định khởi sự, thì làm sao nổi.
Không ngờ Tôn Hiền đã mò ra sự thực, báo cho chỉ huy chưởng vệ ấn Viên
Bân. ông lập tức sai người bắt Lý Tử Long, khám thấy hoàng bào. Rồi bắt
Dương Đạo Tiên, Hắc Sơn. Lúc ấy hoàng bào là tang vật phản nghịch. Viên
Bân là người vùng sa mạc, theo vua mà được làm quan. Ông ta là người
trung hậu. Nếu vào tay người khác muốn lập công to, thì cuối cùng sẽ làm
thành vụ việc can hệ đến người trong hoàng cung, nhất định là họ nhờ vả
ông, song ông cũng chẳng đòi hỏi gì. Ông nghĩ rằng: "Những người theo sư
chẳng qua cũng là cùng dân dốt nát. Mà nói là mưu phản thì âm mưu chưa
thực hiện và cũng chỉ là mấy đứa ngông cuồng, đặt ra chủ trương thôi.
Ngay cả thân thích những người này cũng không ai hay biết, làm sao mà vu
cho những người ngu xuẩn này được?”
Hiếu sinh hành nhân đức,
Mở ba mặt lưới vây,
Thỏ hoang bị ăn thịt,
Phù dung vui thoáng tròng.