đi thưa quan ngay, còn có thể cứu vãn được.
Thấy vậy, lão Vương rất mừng, nói ngay cho Thọ Cô biết. ThọCô mới yên
tâm đôi chút.
Quan huyện mới là người Kỳ Hạ, đậu cử nhân, tính ông thanh liêm nhân từ,
coi dân như con. Đầu tiên ông để cho mọi người tự do kiện cáo, người đi
kiện ùn ùn kéo đến. Thấy lão Vương nộp đơn kiện, tình tiết li kì, ông phê
vào đơn xét xử ngay. Quả nhiên không còn đọng lại vụ nào, chỉ có mấy
ngày, treo biểu xét hỏi, sai lính lệ bắt đủ phạm nhân tới, không cho phép lọt
lại một người nào. Lúc đó, cả hai chàng rể giả đều bị bắt về. Thọ Cô cũng
phải tới cửa quan, trước lúc xét xử, tất cả mọi người đều có mặt đầy đủ
trước cửa huyện đường. Người xem đông nghịt, một là để xem nhan sắc
Thọ Cô, hai là xem quan huyện mới xử kiện.
Một lát sau, quan huyện lên công đường, lính lệ dẫn tất cả phạm nhân vào,
rồi điểm danh hết lượt, sau đó bảo mọi người quỳ sang hai bên. Trước tiên
quan gọi bà mối Triệu, hỏi tỉ mỉ về việc Thọ Cô làm con nuôi, và ngày kết
hôn, rồi quát:
- Quỳ xuống!
Sau đó gọi lão Vương hỏi:
- Người nuôi Thọ Cô đã lâu, nhưng gả chồng có nói cho Vưu Đại biết
không?
- Vưu Đại phiêu dạt tới nơi xa, - lão Vưu nói, - mười năm nay không về, thì
bảo con biết đâu mà nói?
Quan huyện gật đầu, gọi Vưu Đại hỏi:
- Người không nuôi nổi con, Vương Mộ Quách nuôi nó thành người, nếu
gả chồng cho nó thì cũng phải cho người ta biết chứ, cớ sao lại tự mình
quyết định. Ta thấy ngươi đã bỏ con hơn mười năm nay, vì sao ngươi lại
đột nhiên chọn rể ở đây hẳn phải có duyên cớ gì khác.
Bị quan phủ nói đúng tim đen, Vưu Đại đành cúi đầu, song lại nói:
- Đã được vị tiền nhiệm giải quyết sáng suốt rồi, nhưng vì Vương Mộ
Quách kháng án không theo, cho nên làm nhọc lòng ông lớn.
Quan huyện đập bàn quát:
- Nói láo, tiền nhiệm xử theo cách của ông, còn ta xử theo cách của ta,