thường tên là Lục Tất Đại, vợ là Trương thị. Hai vợ chồng chỉ sinh được
một người con gái. Nhà có mấy chục mẫu ruộng, đều tự trồng cấy lấy, lúc
nông nhàn thì buôn bán chêm pha, cuộc sống cũng tạm gọi là khá giả. Con
gái họ là Kim Thư, tuy là dân thường, nhưng tính nết dịu dàng, giỏi may vá
thêu thùa. Trương thị thấy con xinh xắn, bèn bó chân cho con. Đến năm
mười bảy tuổi, cô xinh đẹp hẳn lên. Hằng ngày cô chăm chỉ đỡ đần cha mẹ,
chưa từng bao giờ xa nhà.
Một hôm, có cô gái láng giềng đi dâng hương về, tới nhà họ Lục hớn hở
nói:
- Cách đây chừng một dặm, có một am ni cô là nơi rất vắng vẻ tĩnh mịch, ni
cô khá đông, họ đều hòa nhã. Trong am có nhiều cảnh đẹp, như động tiên.
Đấy là nơi du ngoạn tuyệt vời, bà và cô sao không tới mà xem.
Nói xong cô ra về. Kim Thư còn tính trẻ con, nói với mẹ rằng:
- Con nghĩ, nơi ấy người ta đi được thì mẹ con mình cũng đi được. Mẹ nói
với cha nhà mình đi một chuyến cũng hay.
- Mẹ cũng đã nghe quanh đây có một vài am ni cô, Phật Bồ Tát rất thiêng.
Hôm nào tốt ngày ta mua hương nến tới đó lễ. Xưa nay con chưa đi đâu bao
giờ, lần này cũng nên đi vãng cảnh.
Một lát sau, Lục Tất Đại trở về, người vợ bèn xin chồng đến am lễ Phật.
Tất Đại nói:
- Dâng hương là việc bình thường, hai mẹ con bà đi thì đi.
Tất Đại không muốn trái ý vợ, lại thấy con gái rất thích thú, nên không nỡ
ngăn cản họ. Ai ngờ lần đi này lại gây ra tai vạ.
Am có bốn ni cô, họ đều không giữ phép tu hành, chuyên tới các nhà giàu
có kết thân với những thí chủ là quan to, suốt ngày họ quần là áo lượt, bài
trí phòng ở cực kì sang trọng. Trong am thường có một lớp đồ đệ du đãng
trẻ tuổi, biến nơitu hành thành nơi trêu hoa ghẹo nguyệt, cho nên không
cầuxin bố thí mà người ta vẫn mang đến, tuyệt nhiên không phải đi đâu
khuyên giáo. Sư nữ trụ trì am, pháp danh là Tĩnh Tu, trạc dưới ba mươi
tuổi, nói năng hoạt bát, thái độ nhã nhặn, đối nhân xử thế, tiếp đãi khách
khứa tới thăm hết sức lịch thiệp và tỏ ra hiểu biết. Tĩnh Tu sống thân thiết
với Cố Khắc Xương, một gã nhà giàu có trong thành. Cố Khắc Xương là