sẽ không buông tha ta". Lúc ấy người vợ cả tỏ vẻ vui mừng và cũng không
hề để cho Đại vương biết chuyện. Ngày hôm sau đại vương vắng nhà,
người vợ cả bèn tới thẳng phủ Lâm An kêu oan.
Quan phủ doãn mới vừa nhậm chút được nửa tháng. Lúc đó ông đang làm
việc tại công đường, bọn tay chân dẫn người vợ cả vào. Người vợ cả bước
tới thềm òa lên khóc, khóc xong chị kể:
- Đại vương đã giết Lưu Quý chồng chị như thế nào, quan xử kiện không
chịu suy xét kĩ, đã hàm hồ kết án cho xong chuyện, bắt Nhị Thư và Thôi
Ninh đền mạng. Sau đó Đại vương giết lão Vương, cưỡng ép mình như thế
nào. Nay thì lẽ trời đã sáng tỏ, chính Đại vương đã nói ra, cúi xin tướng
công soi xét, minh oan cho nhũng người đã chết. Nói xong chị khóc lóc
thảm thiết. Phủ doãn thấy chị thật đáng thương, lập tức khép Đại vương vào
tội tử hình, tâu bản án lên quan trên. Sau sáu mươi ngày, chiếu chỉ của vua
ban xuống: "Xét thấy, Tĩnh Sơn đại vương là kẻ giết người cướp của, làm
liên lụy, khiến ba người phải chết oan, tội phải chém đầu. Quan xử kiện
quyết án bừa bãi, cách chức xuống làm dân thường. Thôi Ninh, Trần Thị
chết oan uổng thật đáng thương, quan hữu trách phải tới gia đình an ủi họ;
cân nhắc thi hành ưu đãi tiền tử tuất. Vương Thịbị bọn côn đồ bức lấy làm
vợ, lại minh oan cho chồng, được chia một nửa gia tài của tên cướp để nuôi
thân, một nửa gia tài còn lại nhập vào công quỹ".Hôm ấy người vợ cả họ
Lưu tới pháp trường xem hành quyết Tĩnh Sơn đại vương, rồi lấy đầu hắn
cúng chồng, Nhị Thưvà Thôi Ninh, khóc than thảm thiết. Sau đó đem số tài
sản được chia, cúng tiền vào am ni cô. Sớmchiều tụng kinh niệm Phật, cúng
những oan hồn, hưởng thọ trăm tuổi mới qua đời. Có bài thơ làm chứng:
Thiện ác bất phân, chỉ hại mình,
Nói đùa nên thường gặp tai ương.
Nói năng ta phải luôn thận trọng,
Tai họa xưa nay tại miệng người.