chồng Trương Học Cứu lên đường về quê.
Trương Học Cứu nói:
- Xưa kia bố mẹ con tới đây chẳng có một đồng một chữ, một đầu đòn gánh
gánh con, còn đầu bên kia là gia tài nghèo nàn. Con đi đường phải cẩn thận,
đường rừng núi hiểm trở khó đi, về tới nhà thì gửi thư ngay báo tin cho cha
mẹ.
- Cha mẹ cứ yên tâm, đừng lo nghĩ gì.
Thế rồi An Trú từ biệt cha mẹ nuôi, quảy gánh ra đi.
Từ ngày vợ chồng người em ra đi đến nay đã mười lăm mười sáu năm trời,
Lưu Thiêm Tường không có tin tức gì về em, nghĩ rằng, chẳng biết là còn
hay mất. Vì nhà không có người liền lấy một người nạ dòng là Vương thị,
người vợ kế dẫn cả đứa con riêng về nhà.
Một hôm, Vương thị nghĩ: "Chồng mình có một người em và đứa cháu đi
nơi khác kiếm ăn, nếu về họ sẽ đuổi con mình đi lúc đó thì rầy rà to".
Hôm ấy là ngày tế xuân, lão Lưu đi ăn cỗ không có nhà. Mãi tới chiều cỗ
bàn xong mới về. Đúng lúc ấy An Trú đương hỏi thăm đường, tới cửa nhà
đặt gánh xuống. Vợ Lưu Thiêm Tường hỏi:
- Anh tìm ai?
- Cháu tìm bác cháu, cháu là con của ông Lưu Thiêm Thụy, cách đây mười
lăm năm, bố mẹ con và con đi nương thân nhà người thân thuộc, hôm nay
cháu trở về.
Đang hỏi han thì Lưu Thiêm Tường rượu say trở về, thấy An Trú, hỏi:
- Anh là ai? Đến nhà tôi làm gì"
- Thưa bác, cháu là An Trú.
- Thếcha mẹ cháu đâu?
- Từ khi xa bác, tới nhà ông Trương Học Cứu tại thôn Hạ Mã, huyện Cao
Bằng, Lộ Châu nương nhờ, không đầy hai năm sau thì cha mẹ cháu mất,
chỉ còn lại mình cháu. Cha mẹ cháu quá cố, cháu được ông Trương Học
Cứu nuôi nấng từ ngày đó đến nay. Nay cháu đem hài cốt cha mẹ cháu về