Chung Đình ngắm nhìn xung quanh. Ánh mặt trời ấm áp, gió đưa nhè
nhẹ, những cây thông và bách thường xanh giảm dần ý thu.
Bỗng nhiên nghĩ đến bố mẹ quay về cuộc sống miền quê sau khi nghỉ
hưu. Bài thơ bố Chung thích nhất là bài
《Tức cảnh trong núi》 của Lý Đại
Chiêu, từ khi chị em họ biết đọc biết viết, ông bắt họ học thuộc lòng lặp đi
lặp lại:
Mây ở ngoài núi xanh, người ở trong mây trắng
Mây bay đi người trở về, núi xanh vẫn còn ở lại
Đều là những câu chữ đơn giản, nhưng lúc nhỏ không thể nào hiểu
được. Cũng là mấy năm nay mới dần cảm nhận được ý nghĩa trong đó.
Ngọn núi xanh sừng sững bất động, một ngọn núi có bốn mùa, chỉ có thể
miêu tả, không thể vội kết luận. Ca hát, sùng kính, chinh phục đều là ý dâm
đãng của nhân gian.
Hai, ba năm về trước, có lần cô đi Nhật Bản công tác, làm việc xong
thì cùng mấy người bạn đi đến một ngôi làng trong núi ở nông thôn. Có
người bạn nghiên cứu thiết kế nông nghiệp vĩnh cửu ở trên núi hai năm, tự
xây nhà, làm ruộng, xây vườn cây ăn quả, thử hết thảy những nguyên liệu
có sẵn của cuộc sống, quay về phương pháp nông nghiệp tự nhiên.
Cô ở bên đó ba ngày. Bên kia núi là biển, ban đêm kéo cánh cửa chia ô
yên lặng lắng nghe, có thể nghe thấy loáng thoáng sóng vỗ vào bờ biển.
Thời gian có trôi qua lâu hơn nữa, thì cô cũng chưa từng quên tiếng sóng
xanh biếc xa xăm vời vợi vào đêm hôm ấy.
Những ngọn núi xa xa, những áng mây trắng, vầng trăng sáng biển hồ,
qua mắt ta là ta có. Đi qua rồi thì thỏa mãn, không cần lưu luyến say mê.
Bước đi giữa ngọn núi tĩnh mịch, ngẩng đầu nhìn mặt trời thu rót xuống
giữa những ngọn cây, suy nghĩ của Chung Đình thoáng cái bay xa.