DOANH NGHIỆP TINH GỌN 2 - Trang 242

Chương 11

ĐẦU TƯ KHI KHÔNG THỂ SÁP

NHẬP

B

ạn vừa xác định được một công ty khởi nghiệp phù hợp với luận điểm đổi
mới của công ty mình và có toàn bộ các yếu tố tiên quyết để tạo ra ảnh
hưởng: một đội ngũ vững mạnh với tầm nhìn vượt trội, năng lực kỹ thuật
xuất sắc, sự tinh tế trong triển khai, và một sản phẩm được phát triển đạt đến
mức độ phù hợp với khách hàng.

Chỉ có một nút thắt. Những nhà sáng lập đáng ghét không hề muốn bán. Có
thể họ tự tin rằng họ sắp bước chân vào một thị trường dễ tiếp nhận và cộng
đồng đầu tư đang tăng lên. Có thể họ đưa quá nhiều yếu tố cá nhân vào trong
công ty khởi nghiệp của mình tới mức không thể hình dung tới việc sáp
nhập vào cấu trúc của một công ty bên ngoài. Có thể họ không tin tưởng trao
đứa con của mình cho một công ty lớn.

Hoặc cũng có thể bạn không muốn mua. Bạn thấy được các giá trị tiềm năng
to lớn nhưng vẫn là quá sớm. Sản phẩm vẫn đang trong quá trình phát triển
hoặc thị trường đích bị cạnh tranh quá dữ dội. Bạn muốn chia sẻ những triển
vọng của công ty khởi nghiệp đó nhưng bạn vẫn chưa sẵn sàng mua lại ngay.

Về điểm này, chiến lược đổi mới doanh nghiệp thứ ba sẽ có hiệu quả: Đầu tư
khi không thể sáp nhập. Sự thật là, Facebook trong tương lai không cho
phép một doanh nghiệp mua lại toàn bộ cổ phần nhưng lại vui vẻ nhận tiền
của bạn và khoản đầu tư này có thể đem lại lợi ích đáng kể cả về lợi nhuận
lẫn quan hệ hợp tác. Trong khi đó, một công ty khởi nghiệp sáng tạo, tích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.