Các chỉ số chủ chốt có thể gây hiểu nhầm. Ví dụ: Rõ ràng một dịch vụ trực
tuyến được thiết kế với mục đích giúp học sinh trung học đăng ký vào các
trường đại học và đạt được điểm số cao, thế nhưng trang web này lại không
được khách hàng sử dụng thường xuyên để tạo ra một hoạt động kinh doanh
bền vững. Trong tình huống như vậy, việc cố gắng mở rộng quy mô có thể là
một thách thức lớn. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi khảo sát khác để tìm ra
câu trả lời.
Chỉ số thứ hai để đạt được sản phẩm phù hợp với thị trường chính là đánh
giá đổi mới. Một phần quan trọng trong việc xây dựng mô hình chỉ số là có
được một bộ tiêu chuẩn đánh giá các giả định đại diện cho một doanh
nghiệp thành công. Khi số liệu thực tế phù hợp hoặc vượt mức tiêu chuẩn
giả định này thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đã tạo ra sản
phẩm phù hợp với thị trường.
Ba chiến lược
Các kỹ thuật đánh giá đổi mới và thử nghiệm của phương pháp khởi nghiệp
tinh gọn là cơ sở hình thành ba chiến lược giúp các doanh nghiệp tạo ra các
sản phẩm đột phá. Chiến lược đầu tiên là Ươm tạo trong doanh nghiệp. Đây
cũng là chủ đề của chương Ươm tạo trong doanh nghiệp (Chương 9).
Đôi khi một ý tưởng hấp dẫn đã được phát triển sẵn bởi một công ty khởi
nghiệp độc lập. Trong trường hợp này, chiến lược thứ hai được áp dụng là
sáp nhập sớm. Việc sáp nhập đúng thời điểm có thể mang lại các nguồn lực
có giá trị cho công ty và đẩy nhanh tốc độ của những nỗ lực đổi mới. Những
nỗ lực này có thể đồng hành cùng với các công ty khởi nghiệp trong doanh
nghiệp. Trong chương Sáp nhập sớm (Chương 10), chúng ta hãy xem làm
thế nào để đạt được điều này.
Chiến lược thứ ba là đầu tư vào các công ty khởi nghiệp bên ngoài. Có nhiều
lý do để thực hiện chiến lược này. Việc mua lại một công ty khởi nghiệp có
thể đem lại nhiều rủi ro hoặc chỉ đơn giản là công ty khởi nghiệp này vốn dĩ