vẫn chưa sẵn sàng để bán. Trong các tình huống như vậy, một doanh nghiệp
có cơ hội sở hữu số cổ phần có tiềm năng tăng trưởng cao mà không cần
phải cam kết ươm tạo hoặc sáp nhập. Đầu tư chính là chủ đề của chương
Đầu tư khi không thể sáp nhập (Chương 11).
Một số doanh nghiệp sẽ không muốn mạo hiểm tham gia đầu tư vào những
thị trường có nguy cơ rủi ro cao hay lợi nhuận cao, mà họ lại thích dò dẫm
từng bước một. Thế nhưng, thậm chí một công ty đổi mới nhỏ cũng có thể
có đủ ý tưởng để tạo ra một cú bứt phá. Chương Dòng chảy đổi mới
(Chương 12) sẽ giải thích cách mở rộng quy mô của một công ty đổi mới từ
cấp độ mô hình thử nghiệm giới hạn đến cấp độ vận hành trên quy mô lớn.
Những cơ cấu, phương pháp, kỹ thuật và chiến lược này tạo thành một bộ
công cụ vô cùng hiệu quả cho bất kỳ doanh nghiệp nào để đạt được tham
vọng và trách nhiệm nắm quyền kiểm soát số phận của chính mình. Không
cần phải cố gắng đi theo lối mòn của sự đổi mới duy trì. Con đường dẫn tới
các sản phẩm đột phá và tăng trưởng theo cấp số nhân luôn rộng mở. Các
doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các công ty khởi nghiệp trên thị trường
của chính họ và giành chiến thắng. Hãy xem cách làm như thế nào.
Trường hợp: General Electric (GE), Stephen Liguori – Giám đốc điều
hành, Đổi mới Toàn cầu
General Electric đứng thứ chín trong danh sách những công ty sáng tạo nhất
thế giới vào năm 2013 do tạp chí Bloomberg Businessweek bình chọn. Đây
là một kết quả không hề tệ đối với một doanh nghiệp đứng ở vị trí thứ 8
trong danh sách Fortune 500 gồm 500 công ty lớn nhất thế giới trong cùng
năm đó – và thật đáng kinh ngạc đối với một công ty được thành lập vào
năm 1892, tự hào có hơn 300.000 nhân viên ở thời điểm hiện tại và gần 150
tỷ đô-la doanh thu (năm tài khóa 2012). Công lao phần lớn thuộc về Giám
đốc Điều hành Jeff Immelt và các nhà lãnh đạo của GE như Stephen Liguori
– Giám đốc Điều hành phụ trách Đổi mới Toàn cầu của GE. Liguori và đội