lắng về việc xáo trộn cơ chế đãi ngộ. Liệu chúng ta sẽ đi đến cổ phần hóa
hay liên doanh? Tôi chưa thể trả lời câu hỏi này ngay hôm nay, nhưng tôi có
thể đảm bảo rằng chúng tôi sẽ thử nghiệm trong năm tới hoặc sau đó.
Liệu có một tầm nhìn hay một luận điểm giúp định hướng hoặc thiết lập
ranh giới cho những nỗ lực đổi mới?
Chúng ta có thể có hai luận điểm. Một là chuyển đổi từ xây dựng các mô
hình kinh doanh dựa trên thiết bị sang xây dựng mô hình kinh doanh trên
các hệ thống và các giải pháp toàn diện. Thay vì cung cấp cho các hãng hàng
không động cơ phản lực, chúng tôi cung cấp năng lượng theo giờ thì sao.
Chúng tôi nói với một nhà máy điện: “Chúng tôi sẽ liên kết các trang trại gió
và năng lượng mặt trời. Chúng tôi cung cấp cho ông bao nhiêu năng lượng,
thì ông phải trả cho chúng tôi bấy nhiêu vì điều này giúp giảm chi phí hoạt
động của công ty.” Loại hình kinh doanh này rất khác so với một công ty sản
xuất và bán các linh kiện máy móc. Luận điểm thứ hai là, từ quan điểm tốc
độ, thế giới ngày càng trở nên kết nối và năng động – và chúng ta sẽ phải đổi
mới nhanh hơn hoặc bị thất bại. Đây là cơ hội để khai thác kiến thức và di
sản về công nghệ của chúng ta và thậm chí thực hiện những điều thông minh
hơn. Chúng ta phải chuyển đổi tương xứng với tốc độ hoặc cường độ của thị
trường.
Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn đóng vai trò gì trong FastWorks?
Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn là một trong những yếu tố chủ đạo. Bức
thư hằng năm của Jeff Immelt gửi các nhà đầu tư vào năm 2013 cho biết hai
cuốn sách hay nhất ông đọc gần đây là The Lean Startup (Khởi nghiệp tinh
gọn) của Eric Ries và The Startup Playbook (Thanh niên nghiêm túc khởi
nghiệp) của David Kidder. Đó là hai cuốn sách duy nhất ông đề cập trong
một bức thư dài năm trang, nói về thực tế, phương pháp khởi nghiệp tinh
gọn là một trong những ảnh hưởng cốt lõi lên những gì chúng tôi đang cố
gắng làm. Mỗi công ty cần phải tìm ra cách áp dụng chúng. Chúng tôi sử
dụng các nguyên tắc và thay đổi chúng sao cho phù hợp với chúng tôi.