trong gương, chắc chắn là gương mặt của cô ấy. Là cô ấy - Bố Hỉ Á Mã
Lạp! Là chủ nhân của ngôi mộ cổ ấy!
"Đông Ca!". Có người nắm lấy cổ tay của tôi, rất chặt, rất lạnh, truyền
đến cảm giác lo lắng, căng thẳng trong nội tâm của người ấy. Ánh mắt kinh
hoàng mờ mịt của tôi từ trên mặt gương rời đi, đảo qua gương mặt dịu dàng
nho nhã kia, rồi sau đó, há mồm cắn mạnh vào ngón trỏ bàn tay trái của
mình một cái.
"Đông Ca...". Đại Thiện kinh ngạc mà hét lên, còn tay của tôi thì rất
nhanh đã run lên. Đau quá! Mọi người vẫn nói tay đứt ruột xót, hóa ra là
đau đến thế thật! Đau đến nỗi tâm cũng co rúm hết cả lại. Đây không phải
là mơ - lúc tôi ngất xỉu, trong đầu tôi lo lắng mà hiện lên một ý niệm như
vậy.
[1] A Mã: cách phát âm từ ama của người Mãn, có nghĩa là bố/ phụ
thân.
Chú thích:
(3) Giường lò: từ gốc là thổ kháng (
土 炕 ), là một loại giường mà
những người ở phương Bắc Trung Quốc thường hay dùng gạch mộc xây
thành hình chữ nhật, phía trên có trải chiếu, phía dưới có đường thông với
ống khói, có thể nhóm lửa sưởi ấm. Bên cạnh giường thường có một cái
bếp lò nhỏ, có thể dùng để nấu nước, nhưng thường không dùng để nấu ăn.
Giường lò ngoài tác dụng làm ấm ngày đông còn có tác dụng chữa bệnh
phong thấp, làm thẳng lưng còng. Ở đây mình dùng từ giường lò, vì mình
đọc trong "trở về năm 1981" có thấy dùng từ này. Ngoài ra bonus thêm
đoạn chú thích trên baike: vì thời tiết ở phương Bắc có những biến đổi rất
lớn, nên đặc điểm của giường lò là đông ấm hạ mát, sẽ không làm xuất hiện
hiện tượng cần tiểu bằng hữu giúp đại nhân "làm ấm giường" như ở
phương Nam, nhưng phải chú ý là đa phần người phương Bắc hỏa khí