Du du trát, du du trát, tiểu a ca, ngủ đi...".
[1] Du du trát: từ tiếng Mãn, một loại khẩu ngữ (cách nói) khi đưa nôi
dỗ em bé;
[2] Ba bố trát: từ tiếng Mãn, một cách gọi yêu đối với em bé (như cục
cưng);
[3] Mã hổ tử: từ tiếng Mãn, mặt quỷ, một loại yêu quái trong truyền
thuyết chuyên ăn trẻ con, người lớn thường đem ra dọa trẻ con.
(*) Bài hát trên là "du du trát", một bài hát ru của người Mãn, các bạn
có thể tìm nghe trên baidu bằng cụm từ
悠悠扎. Mình đã thử tìm nhưng lời
được đăng có khác một chút so với lời mà Đông Ca hát, có thể là nên nhạc
ấy nhưng có nhiều lời khác nhau, cũng như những bài hát ru của người Việt
mình, cùng một giai điệu nhưng do truyền miệng nên phần lời từ người này
truyền sang người khác có khác biệt, nhiều khi được sửa đổi theo ý thích
của mỗi người, miễn là vẫn vần, vẫn hợp điệu nhạc, vẫn dễ nhớ.
Chú thích:
(18) Khai kiểm: còn gọi là khai diện, giảo diện, giảo kiểm. Đây là một
phương pháp làm đẹp cổ truyền của Trung Quốc, là nghi thức cạo sạch lông
tơ trên mặt cùng với cắt bằng tóc mái và tóc mai, đây cũng là một trong
những tập tục kết hôn của người Hán, trước hôn lễ trang điểm cho tân
nương. Phụ nữ cả đời chỉ khai kiểm một lần tỏ vẻ đã kết hôn. Người thực
hiện nghi thức phải là người phụ nữ có đầy đủ cha mẹ chồng, trượng phu,
con trai con gái. Trước đây thì đây là một trong những tiêu chí để nhận biết
người phụ nữ đã lập gia đình. Khai kiểm có thể được thực hiện trước khi
lên kiệu về nhà chồng do nhà gái tiến hành, cũng có thể gả đến nhà trai rồi
mới tiến hành. Dụng cụ có kẹp (nhíp) mới, tơ năm màu hoặc tiền đồng. Sau
khi thực hiện xong khai kiểm cần tặng lì xì cho người thực hiện khai kiểm.