nào tôi có cảm hứng. Nhất định cảm hứng sẽ đến với tôi, tại sao lại không?
Mà cũng không lâu nữa đâu. Bây giờ chẳng có gì cản trở tôi. Bà chủ nhà
vẫn cho tôi ăn hàng ngày, mấy miếng bánh mì cặp thịt vào buổi sáng và
buổi tối. Tôi đã bình tĩnh hơn nhiều. Khi viết, tôi không cần quấn giẻ vào
tay như trước, và có thể từ tầng hai nhìn xuống mà không sợ chóng mặt. Về
tất cả mọi phương tiện tôi khá hơn trước rất nhiều, và tôi lấy làm ngạc
nhiên rằng không hiểu sao mãi vẫn không viết xong bài báo đó. Tôi không
thể nào giải thích nổi điều ấy.
Nhưng rồi cuối cùng tôi đã gặp dịp để biết sức khoẻ tôi sút yếu và đầu óc
tôi làm việc uể oải, kém hiệu quả thế nào. Hôm ấy bà chủ nhà mang đến
một hoá đơn thanh toán nào đó và nhờ tôi kiểm tra lại. Hình như các phép
trong đó không đúng, không phù hợp với sổ ghi chép của bà, nhưng bà
không biết sai chỗ nào.
Tôi bắt tay vào tính toán. Bà chủ nhà ngồi đối diện nhìn tôi. Tôi cộng tất cả
hai mươi con số với nhau, lúc đầu từ trên xuống dưới, rồi từ dưới lên trên,
và thấy tổng số đúng như đã ghi. Tôi nhìn bà chủ. Bà ta đang chờ tôi trả lời.
Bà ta đang có chửa, điều ấy không qua nổi đôi mắt tinh nhạy của tôi, dù tôi
hoàn toàn không hề có ý định xoi mói việc riêng của người khác.
- Mọi cái đều đúng cả, - tôi đáp.
- Không, xin ông kiểm tra lại từng con số riêng biệt, - bà chủ nói. - Tôi tin
chắc rằng tổng số chừng ấy là quá nhiều.
Và tôi bắt đầu rà lại từng con số: 2 bánh mì mỗi bánh 25 ere, bóng đèn - 18,
xà phòng - 20, dầu - 32... Chẳng cần phải thông minh đặc biệt mới làm nổi
những con tính đơn giản này của một cửa hiệu tạp hoá; thế mà dù rất cố
gắng, tôi vẫn không tìm ra được chỗ sai bà chủ nói. Thêm vào đó hí hoáy
tính toán mới mấy phút, tôi đã cảm thấy đầu óc quay cuồng, chẳng còn
phân biệt nổi đâu là các khoản thu, đâu là chi; tất cả đều lẫn lộn. Cuối cùng,