Hai tuần sau, một chiều nọ tôi đi ra khỏi nhà.
Tôi lại ngồi trong nghĩa trang và viết bài cho một trong những tờ báo. Tôi
viết đến mười giờ, trời bắt đầu tối (1), chốc nữa người gác cổng sẽ đóng
cửa nghĩa trang. Tôi đang bị giày vò bởi cái đói, cái đói ghê gớm. Mười
curon kia, rất tiếc, chẳng kéo dài được bao lâu. Tôi không ăn đã hai, thậm
chí ba ngày nay, và đang rất yếu mệt, đến mức cầm bút viết cũng khó.
Trong túi tôi có một chiếc dao nhíp gãy và một chùm chìa khoá, nhưng
không có một đồng xu nhỏ.
Vì nghĩa trang đóng cửa, tất nhiên tôi phải về nhà. Nhưng trước nỗi sợ vô
hình đối với chỗ ở của mình - phòng làm việc bỏ hoang vừa tối, vừa trống
của một người thợ gò thùng mà tôi được phép sử dụng ngày nào hay ngày
ấy - tôi đã đi lang thang vô định, ngang qua Toà thị chính, tới bờ biển, tới
nhà ga, ở đấy cuối cùng tôi ngồi xuống một chiếc ghế trống.
Lập tức các ý nghĩ ảm đạm bỗng biến đâu mất, tôi quên tất cả mọi đau khổ
của mình và cảm thấy thanh thản hẳn lên khi được ở bên mặt biển bình lặng
và tuyệt đẹp giữa cảnh hoàng hôn. Theo thói quen, tôi muốn đọc lại những
gì tôi mới viết. Ðầu óc bệnh hoạn của tôi lúc ấy xem nó là một trong những
bài hay nhất của tôi từ xưa tới nay. Tôi rút tập bản thảo từ túi ra, gí sát tận
mắt để đọc cho rõ, hết trang này đến trang khác. Xung quanh thật yên tĩnh;
biển như được quét một lớp sơn sáng màu xanh da trời, chim chóc bay lượn
đó đây. Một nhân viên cảnh sát đi đi lại lại phía xa, ngoài ra tôi chẳng thấy
người nào. Cả bến cảng đang chìm trong im lặng.
Tôi ngồi kiểm tra lại tài sản của tôi: chiếc dao nhíp bị gãy, chùm chìa khoá,
nhưng không một đồng xu nhỏ. Bỗng nhiên tôi túm lấy túi áo và lần nữa rút
tập giấy ra. Ðây là một động tác có tính chất máy móc, một cơn đột hứng
thần kinh vô ý thức. Tôi chọn một tờ giấy trắng chưa viết và rồi - có trời
mới biết được lúc ấy tôi muốn gì - tôi cẩn thận cuộn tròn nó lại, gấp hai đầu
thành chiếc túi nhỏ như thể đang đựng cái gì bên trong. Sau đó tôi ném lên