phúc lớn ở đời.
Tuy biết trước là có lẽ đêm hôm ấy rồi không có gì cả nhưng khi nói
chuyện với Xuân về việc đi, chàng vẫn nghĩ thầm:
-Đi đâu thì đi miễn là sau đêm Trung Thu.
Dũng bắt tay Xuân và Trúc rồi đứng nhìn hai người đi về phía làng Ý
Dương. Chàng trả đèn cô bé, bước trên mặt đê.
Một cơn gió thổi mạnh khiến Dũng giơ tay giữ lấy mũ cho khỏi bay, bỗng
chàng đứng dừng lại ngửng nhìn lên. trên đầu chàng cả một vừng sáng rung
động, mặt trời thấp và ánh sáng mặt trời phản chiếu ở mặt sông lên rọi sáng
cả đám lá gạo ở trên ngọn cây dương lay tới tấp trong gió.
***
Lũ trẻ trong nhà thấy Dũng về chạy ra reo lên. Lần đầu chàng không làm
cho chúng thất vọng, đứng lại vồn vã, hỏi han, Hiền đương xếp cỏ trông
trăng trên bàn, bảo Dũng:
-Chú về chậm quá. Cúng xong, cả nhà đợi chú mãi rồi mới ăn cơm.
Dũng nói:
-Phiền quá. Đã bao lần tôi nói tôi đi đâu thì mặc tôi; làm thế mất cả tự do
riêng từng người.
Hiền nhìn Dũng:
-Tại chú tự do quá, thầy không bằng lòng.
Dũng vẫn biết là cha mình không bằng lòng từ lâu, câu nói nhẹ của Hiền
thật ra không có gì cả, nhưng sao chàng lại thấy mình tức giận đến thế
được. Chàng nói xẳng:
-Tôi có tự do của tôi. Tôi muốn sống thế nào thì mặc xác tôi.
Hiền mở to mắt nhìn Dũng nói:
-Ô hay!
Dũng muốn nói nữa để cho đỡ bớt nỗi tức bực vô cớ rạo rực trong lòng
nhưng chàng cố igữ lại vì chàng sợ nói ra thành sinh chuyện với Hiền,
người mà chàng vẫn yêu nhất trong nhà. Hiền nhìn Dũng và nghĩ đến
những việc lôi thôi đã nhiều lần xảy ra giữa ông Tuần và Dũng; riêng nàng
nàng cho là tại Dũng có tính cứng đầu hay cãi lại cha. Tuy Dũng vẫn có lý
nhưng cử chỉ khác hẳn mọi người trong nhà của Dũng, nàng cho tự nó đã là