Goldmund không để ý đến phường đoàn nhưng y biết lời khen ngợi của thầy
có giá trị thế nào nén y rất sung sướng.
“Vị thánh đồ này đầy vẻ kính tín, sáng suốt nghiêm trang, nhưng được
hưởng hạnh phúc và yên tĩnh. Người ta sẽ cho rằng người được tạc tượng
này tấm lòng thư thái và sáng sủa.”
Goldmund mỉm cười.
“Hẳn thầy biết rằng tôi không tạc tượng tôi, đấy là tượng người bạn thân
nhất của tôi. Chính bạn tôi đã đem lại cho khuôn mặt ấy ánh sáng và yên
tĩnh không phải tôi. Thực ra không phải tôi làm ra mà chính bạn tôi đã đem
lại hình ảnh ấy cho tâm trí tôi.”
“Có thể lắm, ông thầy nói, một tác phẩm như thế xuất hiện là cả một sự bí
mật. Tôi không có gì là khiêm nhường, nhưng tôi phải nói cho cậu biết tôi
đã làm ra nhiều tác phẩm còn kém xa cậu, không phải kém về phương diện
mỹ thuật và nghề nghiệp, nhưng về phương diện chân lý. Tuy nhiên, hẳn cậu
cũng biết, một tác phẩm như vậy không thể làm lại một lần nữa. Đây là cả
một sự bí mật.”
“Vâng, làm xong rồi tôi đứng ngắm mà tự nhủ: một tác phẩm như thế không
thể làm lại một lần nữa! Và, thưa thầy, chính vì thế mà chẳng bao lâu nữa tôi
sẽ lên đường.”
Niklaus nhìn y, sửng sốt và tức giận. Hai mắt trở lại nghiêm khắc.
“Để rồi ta sẽ nói chuyện. Công việc của cậu bây giờ mới là lúc khởi sự,
không phải lúc cậu bỏ đi được. Thôi ngày hôm nay thế là xong, trưa nay mời
cậu đến ăn cơm với tôi.”
Đến. trưa Goldmund diện y phục ngày chủ nhật, chải tóc rửa mặt cẩn thận,
tới nhà ông. Chuyến này thì y biết rằng được mời đến ngồi ăn với ông thầy
có ý nghĩa thế nào, có thế nào mới được cái hân hạnh hiếm hoi đó. Tuy
nhiên, khi y leo cầu thang lên phòng ngoài trưng bày biết bao nhiêu là
tượng, lòng y không còn trọng vọng và vui sướng lẫn lo âu như lần đầu tiên
y bước vào những căn phòng yên lặng và đẹp đẽ này.
Lisbeth cũng ăn mặc thật bảnh, eo đeo một chuỗi ngọc. Bữa ăn ngoài cá
chép và rượu nho còn thêm một món bất ngờ nữa: Ông thầy tặng y một cái
túi da đựng hai đồng tiền vàng, tiền trả công pho tượng làm xong.