ĐỘI CẤN KHỞI NGHĨA - Trang 23

Cho tới khuya, thì im hẳn, dưới ánh sáng vàng vọt của mấy chiếc đèn

dầu tây, những thân người nằm ngổn ngang phơi cặp giò đen thủi cho đàn
muỗi tha hồ đốt. Ngày nào cũng vậy hai buổi đi làm xong, họ lại bị xua vào
những căn nhà nhỏ hẹp và ẩm thấp, sau những bữa cơm lúc đói, lúc no.
Cuộc đời tối đen ấy cứ kéo dài.

Viên Công sứ Thái Nguyên hồi bấy giờ là Darles, một kẻ thù kinh khủng

nhất của các chính trị phạm. Dưới quyền cai trị của Darles, một kỷ luật sắt
đã được đem áp dạng ở các trại giam. Những binh lính trông nom tù nhân,
tuy vất vả mà vẫn không làm đầy đủ nhiệm vụ, cho nên nhiều khi bị khiển
trách và đánh đập nữa. Muốn hiểu rõ ta phải biết thành phần của những
phạm nhân này:

Họ chia ra làm 3 hạng:

1) Những chính trị phạm, cựu đảng viên của các đoàn thể ái quốc (Phan

đình Phùng, Đề Thám).

2) Những người bị tình nghi dính líu đến các cuộc biểu tình chống thuế.

3) Những phần tử của Đảng Cộng Sản Đông Dương mới thành lập.

Từ trại giam đến các nơi làm việc hằng ngày đâu đâu cũng có người tổ

chức quấy rối: tuyệt thực, đánh nhau với lính canh, phá cửa số, đục tường.

Viên Công sứ Darles ra lệnh khủng bố. Lính canh cắm cổ làm việc,

nhưng trật tự vẫn không sao vãn hồi được Thơ nặc danh gửi về Hà Nội như
bươm bướm. Tình hình cực kỳ nghiêm trọng.

Toàn quyền Albert Sarraut triệu tập một hội nghị bất thường có Công sứ

các tỉnh, các quan lại cao cấp Việt, các sĩ quan cao cấp Pháp và mấy nghị sĩ
Pháp trong số có De Monpezat đại biểu cho hai xứ Bắc, Trung kỳ.

Nhưng đến phút cuối cùng thì Albert Sarraut phải cấp tốc vào Nam có

việc cần, giao công việc cho viên Phó Toàn quyền B. Saint Chatfray, và
Trung tướng Lombard tổng tư lệnh đạo quân Pháp ở Đông Dương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.