ĐỢI CHỜ - Trang 147

nhưng lập tức lo âu vì thấy nàng có vẻ nhăn nhó khó chịu.
- Nhưng với Goethe, ông đã không thấy ghét ông ấy.
- Litmo là trường gì thế?
- Đó là Viện khoa học cơ khí và quang học Leningrad. Sau đại học, ông ta
đã đến Novossibirsk, học ở Akademgorodok, thành phố các nhà bác học.
Ông ta đã đậu bằng tiến sĩ khoa học. Ông ta đã đạt được tất cả những gì
ông ta muốn.
Barley muốn hỏi Katia thêm về “tất cả những gì ông ta muốn”, nhưng sợ
nàng giận, cho nên để nàng nói tiếp và nói một cách tự do.
- Bà hãy kể cho tôi nghe bà đã quen biết ông ấy lúc nào?
- Lúc tôi còn rất trẻ.
- Mấy tuổi?
Ông cảm thấy nàng trở về thể thủ, nhưng rồi nàng bớt căng thẳng, chắc là
sau khi nhớ lại, nàng không còn gì phải lo sợ về ông...
- Lúc đó mới mười sáu tuổi, nhưng tôi đã là một trí thức – Nàng nói với
một nụ cười nghiêm nghị.
- Và cái ông thiên tài ấy bao nhiêu tuổi?
- Ba mươi tuổi.
- Năm nào?
- 1968. Lúc đó tôi ở Leningrad, học năm chót trường trung học. Tôi học
tiếng Pháp và tiếng Đức. Học sinh xuất sắc, yêu hoà bình, lãng mạn, cảm
thấy minh đã trở thành đàn bà lúc mới mười sáu tuổi. Tôi đã đọc Erich
Fromm, Ortega Y Gasset và Kafka(2). Bố tôi là giáo sư khoa học nhân văn
trường Đại học Leningrad, và tôi học tại một trường trung học dành riêng
cho con cái giới trí thức.
Hình như không có gì còn có thể ngăn cản Katia nói nữa cả. Barley muốn
nắm tay nàng như lúc đi trong cầu thang. Ông muốn ôm lấy nàng, hôn nàng
thay vì nghe nàng kể cuộc tình duyên của nàng với một người khác.
Katia kể tiếp:
- Lúc bấy giờ là tháng tám năm 1968, chúng tôi tin tưởng Đông và Tây
nhích lại gần nhau. Khi các sinh viên Mỹ biểu tình chống chiến tranh Việt
Nam, chúng tôi khâm phục họ, chúng tôi coi họ là đồng chí hướng với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.