tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của địch. Mặc kệ ưu thế quân sự của Liên
Xô, đến nay vẫn còn là lý do chính để người ta nghiên cứu chiến tranh giữa
các vì sao.
Đột ngột, Sheriton thay đổi giọng nói và nói giọng đặc sệt của một nông
dân miền Nam:
- Ông Brown, hay là đã đến lúc chúng ta tiêu diệt quân khốn nạn ấy trước
khí chúng tiêu diệt chúng ta. Ông Brown, hành tinh này không đủ lớn để
cho hai siêu cường cùng sống chung. Thế thì, ông sẽ đứng về phe nào, ông
Brown, khi tất cả sắp nổ rền?
Sheriton ngừng lại một lát rồi mới nói tiếp:
- Điều tệ hại hơn hết, đó là việc tôi tin Goethe. Tôi tin ông ta ngay từ ngày
ông xuất đầu lộ diện. Tôi tin rằng giờ vinh quang của Goethe đã điểm. Và
ông có biết điều đó có ý nghĩa rằng tôi cũng phải tin ông Brown có mặt ở
đây và rằng ông Brown phải tỏ ra hoàn toàn trung thực đối với tôi, nêu
không tôi chết mất.
Sheriton trịnh trọng đặt bàn tay phải lên trên trái tim mình và tuyên bố:
- Tôi tin ông Brown, tôi tin Goethe, tôi tin các tài liệu của ông ta. Và chết
vì khiếp đảm.
Có những người thay đổi ý kiến, tôi nghĩ thầm. Có những người khác thay
đổi tôn giáo. Nhưng chỉ có Russel Sheriton dám tuyên bố rằng ông ta đã
thấy Chân lý làm cho ông ta đột ngột đổi ý, đổi quan niệm một cách hoàn
toàn. Ned nhìn ông ta với vẻ hoài nghi, và Clive thích ngắm cái túi đựng
các cây gậy chơi bida còn để tựa vào chân tường. Sheriton ngắm ly cà phê
của ông ta và bĩu môi. Một phụ tá của ông ta nhìn đăm đăm mũi giày da
của mình, còn một phụ tá khác nhìn ngắm đại dương qua cửa sổ.
Nhưng rõ ràng không ai dám nhìn Barley, ngồi không nhúc nhích trên ghế
của ông ta, vẻ ngay thật.
Tôi nói với Barley:
- Đây là những gì Haggarty muốn biết. Ông có chấp nhận để cho người Mỹ
hỏi cung ông theo lối trắc nghiệm không? Ông có quyền từ chối. Phải
không, Clive?
Tất cả mọi người đều quay mặt về phía Barley, như hoa hướng dương quay